Tăng trưởng kinh tế

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%
Nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với thương chiến, xung đột địa chính trị và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương không bi quan mà tận dụng cơ hội, tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% trở lên, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Còn nhiều rào cản trong phát triển kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.

Vai trò động lực của kinh tế tư nhân
Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tại Thanh Hóa, kinh tế tư nhân mà nòng cốt là doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng được khẳng định và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang làm việc với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
Sáng 21/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã có buổi làm việc với Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam để chuẩn bị các điều kiện phối hợp tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ".

Kiểm soát lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng
Chỉ số giá tiêu dùng CPI, bình quân hai tháng đầu năm, tăng trên 3,2% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng này đã nằm trong kịch bản dự tính, khi giá cả tăng cao vào tháng Tết theo quy luật, sau đó ổn định. Dù vậy từ nay tới cuối năm vẫn sẽ có nhiều sức ép, đòi hỏi Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát, nhất là khi đất nước đang đẩy mạnh các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% GDP
Theo các chuyên gia, dù còn nhiều hạn chế nhưng kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế với đóng góp hơn 50% cho GDP và khoảng 30% ngân sách.

Phấn đấu kiểm soát lạm phát ở mức 4,15%
Tại văn bản chỉ đạo công tác quản lý, điều hành giá năm 2025 mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiểm soát tốt lạm phát trong điều kiện các nguồn lực được thúc đẩy mạnh mẽ để đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất.

Các địa phương cam kết tăng trưởng ít nhất 8%
Việt Nam dự kiến GDP năm 2025 tăng ít nhất 8%, tạo đà cho những năm tiếp theo tăng trưởng kinh tế trên 10%. Chính phủ giao tổng sản phẩm địa phương (GRDP) phải từ 8% trở lên, trong đó khoảng hai phần ba có tốc độ tăng trưởng hai chữ số.

Thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Thanh Hóa. Để thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3% trở lên trong năm 2025, ngay từ đầu năm các địa phương và ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Nhiều thách thức của ngành ngân hàng trong năm 2025
Năm 2025, với những diễn biến khó lường từ bên ngoài, cộng với những yếu tố nội tại, ngành ngân hàng phải đối mặt với 3 thách thức không dễ dàng hóa giải, đó là: lãi suất, thanh khoản và nợ xấu...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công điện số 16 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Mục tiêu là giải ngân vốn đầu tư công cao nhất (trên 95%).

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.

Tăng tốc, bứt phá để tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm 2025
Với khát vọng bứt phá mạnh mẽ, năm 2025, tỉnh Thanh Hoá đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ rất cao trong phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11% trở lên. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, các ngành, các địa phương, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt.

Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên
Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng là 3 động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên, nhiệm vụ đặt ra đối với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 của cả nước phải tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại khoảng 30 tỷ USD.