Thương mại điện tử
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm
Theo thống kế, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Đòn bẩy công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ nông sản xứ Thanh
Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã đưa thêm 355 doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia sàn thương mại điện tử với tổng số 400 sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Thúc đẩy tiêu thụ qua chương trình Online Friday 2024
Từ 0 giờ ngày 29/11, chương trình ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ chính thức diễn ra với hàng nghìn sản phẩm giảm giá. Đây không chỉ là cơ hội tuyệt vời để người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm chính hãng từ doanh nghiệp Việt Nam mà còn là dịp giúp các doanh nghiệp nội địa phát triển bền vững trên thị trường thương mại điện tử.
Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ nông sản
Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong tiêu thụ nông sản đang là xu thế tất yếu giúp chủ thể sản xuất có cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn cũng như nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Bộ Công thương làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại
Ngày 06/11, đoàn công tác của Bộ Công thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc tại tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại. Làm việc với đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống
Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề, nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn
Tính đến tháng 9/2024, tỉnh Thanh Hóa có có 531 sản phẩm đã được công nhận chuẩn OCOP, trong đó trên 60% là sản phẩm nông sản, thực phẩm. Thời gian qua, các cấp, các ngành và chủ thể sản xuất đã chú trọng ứng dụng công nghệ số để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần quảng bá nông sản Thanh Hóa.
Thận trọng khi mua hàng tại các nền tảng chưa đăng ký tại Việt Nam
Bộ Công thương vừa đưa ra khuyến cáo người dân, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng thương mại điện tử chưa được Bộ xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu, kinh doanh nước mắm truyền thống
Tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 1 nghìn hộ gia đình, 13 doanh nghiệp và 2 làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống, chủ yếu tập trung tại các huyện, thị xã, thành phố ven biển. Những năm gần đây, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nước mắm truyền thống đã tận dụng những ưu điểm, lợi thế của chuyển đổi số để áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là trong quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường, đem lại hiệu quả thiết thực.
Tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam năm 2024”.
Người Việt chi gần 9 tỷ USD mua hàng online
Số liệu từ báo cáo vừa được nền tảng dữ liệu thương mại điện tử Metric công bố cho biết: từ đầu năm đến nay, người Việt đã chi số tiền gần 9 tỷ USD để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử.
9 tháng năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng tích cực
9 tháng đầu năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ 2023