ứng dụng công nghệ
Các trang trại ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 1500 trang trại. Thời gian qua, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ, chuyển đổi số quản lý, vận hành và sản xuất, kinh doanh. Qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại.
Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đạt mức Tốt trong đánh giá mức độ chuyển đổi số báo chí toàn quốc năm 2024
Theo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 dựa trên 5 trụ cột: Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả và Mức độ ứng dụng công nghệ số. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thanh Hóa nằm trong nhóm các cơ quan báo chí đạt mức Tốt về mức độ trưởng thành Chuyển đổi số báo chí năm 2024, (có 5 mức đánh giá: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu).
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Đổi mới việc dạy và học tiếng Anh
Hiện nay, tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ phổ cập toàn cầu, là môn học, môn thi chính thức trong hệ thống giáo dục Việt Nam mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội cho học sinh trong tuyển sinh, xét tuyển. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đều thúc đẩy việc dạy và học môn tiếng Anh ngày càng mạnh mẽ. Các trung tâm tiếng Anh xuất hiện ngày càng nhiều, với những phương pháp giảng dạy mới, hiện đại, nhằm nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh cho người học ở mọi lứa tuổi.
Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở
Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của Thanh Hóa đã tích cực đầu tư, ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở. Từ đó, góp phần đưa thông tin đến người dân nhanh chóng, kịp thời nhất.
Hiệu quả nhờ canh tác trong nhà màng, nhà lưới
Được đánh giá là hình thức canh tác hiệu quả trong nông nghiệp, việc sản xuất trong nhà màng, nhà lưới có nhiều ưu thế, như: hạn chế sâu bệnh, tưới nước tiết kiệm, tạo ra sản phẩm an toàn… Phương thức canh tác này đang được mở rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống
Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề, nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn
Tính đến tháng 9/2024, tỉnh Thanh Hóa có có 531 sản phẩm đã được công nhận chuẩn OCOP, trong đó trên 60% là sản phẩm nông sản, thực phẩm. Thời gian qua, các cấp, các ngành và chủ thể sản xuất đã chú trọng ứng dụng công nghệ số để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần quảng bá nông sản Thanh Hóa.
Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số ngành ngân hàng
Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang đầu tư, ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, mang đến những tiện ích cho khách hàng.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có hơn 1 nghìn hộ gia đình, 13 doanh nghiệp và 2 làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Các chủ thể sản xuất đã tích cực đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới nhãn mác bao bì, đồng thời chủ động tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia 2024
Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia” trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo quốc gia năm 2024, đã chính thức mở đơn đăng ký.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 841 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Với diện tích sản xuất quy mô lớn, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành và sản xuất. Từ đó, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới
Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới, từng bước hình thành Nông thôn mới thông minh, thời gian qua, các địa phương tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của cấp ủy, chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.