ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tranh cãi trước việc tu sửa di tích Quốc gia cầu ngói chợ Thượng

Nhiều người đã tỏ ra bức xúc khi nhìn thấy hình ảnh mới được tu sửa của Di tích Quốc gia cầu ngói chợ Thượng (Nam Định) - 1 trong 5 cầu ngói cổ đẹp nhất Việt Nam.

19/02/2020 08:14

Không nhận ra cầu ngói cổ!

Mới đây, trên một số diễn đàn như: Chùa Việt, Đình làng Việt... đã nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt về hình ảnh của Di tích Quốc gia cầu ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, Nam Trực, Nam Định) sau khi tu sửa. Phần lớn ý kiến đều tỏ ra bức xúc khi việc tu sửa đã làm cho 1 trong 5 cầu ngói cổ nhất Việt Nam bị sai lệch.

 

Tranh cãi trước việc tu sửa di tích Quốc gia cầu ngói chợ Thượng  - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Tranh cãi trước việc tu sửa di tích Quốc gia cầu ngói chợ Thượng  - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cầu ngói chợ Thượng trước và sau khi được tu sửa.

Theo đó, cầu ngói chợ Thượng được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2012. Cầu bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Cây cầu được xây dựng vào thế kỷ XVIII nhờ tiền công đức của bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Cung phi của chúa Trịnh, là người con gái xuất thân làng Thượng Nông.

Cây cầu xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu) bắc qua sông Ngọc. Cầu được xây dựng theo kiểu tứ hàng chân, khung gỗ lim và lợp ngói nam. Cửa phía Nam và phía Bắc cầu được xây bằng gạch cao 2m; hai hồi đều có đại tự đắp nổi chữ “Thượng gia kiều” bằng chữ Hán. Mố cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng nằm chắc chắn hai bên bờ sông Ngọc. Nhờ bệ cầu chắc chắn, suốt hơn 300 năm với bao biến thiên lịch sử, cây cầu vẫn đứng vững.

Tuy nhiên, ngay sau khi tiến hành tu sửa, cây cầu ngói cổ quý hiếm này đã không còn dáng dấp cổ kính. Nhóm tu sửa đã trát lại vuông phẳng và sơn màu giả đá lên toàn bộ phần cửa phía Nam - phía Bắc của cầu. Những hoa văn độc đáo và nét rêu phong cổ kính hoàn toàn biến mất. Nhiều người ví phần cổng được xây giống với lăng mộ ở một số nghĩa trang.

“Cầu này gần nhà tôi. Hy vọng cầu sẽ được trả lại gần nguyên trạng trước trùng tu. Trước đó, cầu ngói chùa Lương cũng rơi vào tình trạng tương tự. Thật đau lòng”, thành viên Lê Đức Hạnh bày tỏ.

“Đây là kiểu sơn vẽ giả đá. Thợ đã dùng tài lẻ của mình chấm chấm, quệt quệt cho nó ra giống vân đá, chứ đây cũng không phải đá ốp. Nhưng màu này là màu lăng mộ rồi”, thành viên Phạm Xuân Thịnh bình luận.

 

Tranh cãi trước việc tu sửa di tích Quốc gia cầu ngói chợ Thượng  - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Tranh cãi trước việc tu sửa di tích Quốc gia cầu ngói chợ Thượng  - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Tranh cãi trước việc tu sửa di tích Quốc gia cầu ngói chợ Thượng  - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nét cổ kính và trầm mặc của cầu ngói chợ Thượng đã giúp cây cầu này trở thành 1 trong 5 cầu ngói cổ đẹp nhất Việt Nam.

Đang trong quá trình khắc phục, trả lại dáng dấp cũ?

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Nam Định cho biết, ngay khi cho người xuống kiểm tra thực tế, thấy cầu ngói chợ Thượng bị tu sửa như mới, sai so với nguyên trạng, làm mất hết hoa văn, màu sắc và dáng vẻ cổ kính... Sở đã yêu cầu phải ngay lập tức khắc phục, trả lại nguyên trạng di tích. Ở thời điểm hiện tại, đội thợ đang tiến hành sửa lại theo tư vấn của một số chuyên gia. Dự kiến cuối tuần này, lãnh đạo Sở sẽ xuống xem xét thực tế và tiến hành nghiệm thu.

Theo Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Nam Định, việc tu sửa di tích này xuất phát từ việc cây cầu bị xuống cấp đã khá lâu. Trước đó, năm 1993, do hai bên thành gỗ của cầu bị mối mọt, đã có một cuộc trùng tu lớn và đạt được hiệu quả. Hai bên hành lang thành cầu để ngồi nghỉ ngơi hóng gió trước đây bằng gỗ đã được thay thế bằng những phiến đá chắc nịch.

Tuy nhiên, các chi tiết, cấu kiện vẫn xuống cấp dần theo thời gian. Đặc biệt, hai bên mố cầu bị nước xói làm trơ chân đá. Thời gian gần đây, phần mái ngói cầu xuống cấp, hỏng dột, Sở đã trình xin ý kiến chỉ đạo của Bộ VHTT&DL. Bộ đã duyệt hỗ trợ 200 triệu đồng tu sửa để thay ngói, rui, mè cũ. Tuy nhiên, do đội thợ thực hiện việc tu sửa không có chuyên môn nên đã vô tình phá hỏng di tích.

“Phần mái đã được sửa đúng theo nguyên bản lưu trong hồ sơ di tích, có đại diện Ban quản lý Di tích và danh thắng giám sát. Tuy nhiên, sau đó chính quyền địa phương vận động kinh phí xã hội hóa trát lại vữa, làm mới cây cầu bằng sơn giả đá phần cổng phía Nam và phía Bắc; lát lại đá xanh phần bậc thang bằng gạch. Chính quyền địa phương tự ý làm, không báo cáo. Chúng tôi kiên quyết bắt phải sửa lại chứ không thể để như thế được”, ông Nguyễn Tiến Dũng nói.

Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản cho biết, sau khi nắm bắt được thông tin, Cục đã có văn bản gửi Sở VHTT&DL tỉnh Nam Định đề nghị gửi báo cáo cụ thể. Nhưng cho đến thời điểm này, Cục vẫn chưa nhận được báo cáo bằng văn bản.

TS.KTS Hoàng Đạo Cương, Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích cho rằng, giá trị lớn nhất của cây cầu này nằm ở bộ khung gỗ, mái ngói và may mắn trong quá trình tu bổ vẫn giữ được nguyên vẹn.

Qua trao đổi, KTS Hoàng Đạo Cương được biết, địa phương đang trong quá trình khắc phục các phần sai lệch khác như hai tường hồi xây mới làm mất hoa văn, sơn màu giả đá. Theo ông Cương, biện pháp khắc phục là có thể quét vôi lại màu xám, đắp thêm hoa văn nổi để trả lại hình dáng cũ cho di tích.

Hà Tùng Long/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

Ra mắt bộ sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng 6 thứ tiếng

23:16 , 21/04/2024

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bộ Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân. Bộ sách được in bằng tiếng Việt và 5 bản song ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Arập, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa

20:05 , 21/04/2024

Trong 2 ngày 20 và 21/4, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức Chương trình Caravan tại Thanh Hóa, với chủ đề "Xứ Thanh anh hùng - Địa linh nhân kiệt".

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia ở huyện Hà Trung

18:00 , 21/04/2024

Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển

14:26 , 21/04/2024

Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn tiêu biểu, độc đáo mang đậm sắc thái riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp chính quyền, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn, giữ gìn và trao truyền để “vươn mình” ra khỏi không gian sinh hoạt cộng đồng và giới hạn địa lý, trở thành những di sản văn hóa. Và, càng vinh dự hơn khi trở thành di sản văn hóa quốc gia.

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

Hợp tác liên kết du lịch 4 địa phương - một hành trình: Thanh Hoá – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

10:19 , 21/04/2024

Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đang từng bước liên kết, trở thành cầu nối du lịch giữa các vùng trong cả nước. Hoạt động hợp tác giữa bốn địa phương trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong liên kết phát triển du lịch của cả nước và của từng địa phương. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách và bạn bè quốc tế một cách sinh động, hấp dẫn.

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

Du lịch nội địa thiếu cạnh tranh về giá

09:38 , 21/04/2024

Theo các công ty du lịch lữ hành, lưu trú, hiện nay, các điểm đến nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,.. đang có vị thế áp đảo. Giá rẻ hơn đang là động lực hút khách tới những quốc gia này, trong bối cảnh giá tour nội địa của Việt Nam tăng cao.

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

Hè Sầm Sơn 2024, du khách sẽ tham gia 17 sự kiện lớn

23:13 , 20/04/2024

Theo thông tin từ UBND thành phố Sầm Sơn, mùa du lịch biển năm nay, diện mạo và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch để từng bước khẳng định thương hiệu về một thành phố của lễ hội.

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lang Chánh khai mạc lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

11:13 , 20/04/2024

Tối ngày 19/4, tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao, Ủy ban Nhân dân huyện Lang Chánh đã long trọng tổ chức Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 và chương trình nghệ thuật "Vang vọng Chí Linh Sơn".

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

Phát huy nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa

08:49 , 20/04/2024

Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", thời gian qua, việc thực hiện xã hội hóa tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được các địa phương quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Qua đó tạo diện mạo khang trang cho các di tích, nhưng vẫn giữ được giá trị "hồn cốt" vốn có của nó.

Linh thiêng đền Chầu Đệ Tứ

Linh thiêng đền Chầu Đệ Tứ

06:29 , 20/04/2024

Đền Chầu Đệ Tứ hay còn được gọi là Đền Cây Thị là một ngôi đền quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng Đạo Mẫu Tứ Phủ tại Việt Nam tọa lạc tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Về với xã Hà Ngọc, du khách không khỏi ấn tượng bởi khung cảnh, nhịp sống vùng quê êm ả, thanh bình với những con người đôn hậu, thân tình, mến khách. Bức tranh khung cảnh làng quê bình dị ấy càng thêm giá trị khi có sự hiện diện của những ngôi đền cổ...