vốn tín dụng
Vốn tín dụng chính sách góp phần phát triển kinh tế xã hội
Đến tháng 10/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 14.500 tỷ đồng, với hơn 250.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Gần 206 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá cho biết ước đến hết tháng 8/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 206 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm.
Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đến hết tháng 7 năm 2024, tổng dư nợ cho vay theo thỏa thuận liên ngành 01 với Hội nông dân tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 11.510 tỷ đồng, cho hơn 86.900 lượt hội viên vay, ở 2.939 tổ vay vốn.
Hơn 14.300 tỷ đồng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Tính đến đầu tháng 8/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt hơn 14.300 tỷ đồng, với gần 251 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn.
Thường Xuân: vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua, cùng với việc tăng trưởng tín dụng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Vốn tín dụng đang tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý, vốn cho các lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất kinh doanh công nghệ cao trên địa bàn Thanh Hóa chiếm trên 48% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng tăng bơm vốn tín dụng cuối năm
Nhiều ngân hàng triển khai gói tín dụng quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng phục vụ cho doanh nghiệp, trong đó, nhiều gói đã giảm lãi suất cho vay mới từ 1 - 2%.
Ưu tiên vốn tín dụng chính sách cho vay nhà ở xã hội
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã tích cực phối hợp với các địa phương, ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng chính sách cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Với ưu điểm lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài tới 25 năm, nên nguồn vốn đã giúp nhiều hộ gia đình mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo tại huyện Bá Thước
Những năm qua, huyện Bá Thước đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, giúp hàng chục nghìn hộ dân trên địa bàn có điều kiện vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát triển.
Gần 202 nghìn tỷ đồng dư nợ cho vay phát triển kinh tế
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, ước đến hết quý 2/2024, tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 202 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm 2024.
Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại huyện Quảng Xương
Trong những năm qua, cùng với việc tăng trưởng tín dụng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động uỷ thác cho vay là những giải pháp mà hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhằm quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách phục vụ xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân
Hơn 1.860 tỷ đồng là dư nợ chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được triển khai qua hệ thống chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đến nay. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình, thanh niên, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể
Sáng ngày 23/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể”. Hội thảo được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho vay lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, thuỷ sản. Nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp hơn từ 1 - 2% so với các gói vay thông thường đã và đang góp phần quan trọng hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.