Lý do bạn thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm
Chuột rút chân là nhưng cơn co thắt cơ bắp đột ngột, cực kỳ đau đớn, đặc biệt là khi nó đánh thức bạn vào ban đêm.
Mất nước: Sự hydrat hóa thích hợp góp phần giúp mô cơ co bóp và thư giãn dễ dàng. Vì vậy, không duy trì mức độ thích hợp của hydrat hóa trong cơ thể có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuột rút chân vào ban đêm.
Thiếu dinh dưỡng: Những chất điện giải như khoáng - natri, kali, canxi và magiê - trong cơ thể chịu trách nhiệm cho cả hai xung thần kinh và co thắt cơ bắp, và giữ cho cơ bắp của bạn hoạt động trơn tru. Bất kỳ loại mất cân bằng điện giải nào cũng đều có thể khiến bạn bị chuột rút khi ngủ và tập thể dục.
Đứng quá lâu: Đứng trên một bề mặt cứng trong một thời gian dài cũng như đứng lâu khi mang giày cao gót có thể góp phần làm mỏi cơ. Điều này có thể gây ra chuột rút vào ban đêm. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Ergonomics cho thấy rằng việc đứng lâu tại nơi làm việc có thể là một yếu tố nguy cơ quan gây giãn tĩnh mạch và chuột rút về đêm ở cả nam và nữ.
Mang thai: Phụ nữ có thai thường bị chuột rút vào ban đêm, thường bắt đầu vào tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài trong tam cá nguyệt thứ ba. Những cơn co thắt này có thể thay đổi về cường độ, từ nhẹ đến cực kỳ đau đớn. Chuột rút chân trong khi mang thai có thể là do áp lực ngày càng tăng của tử cung trên một số dây thần kinh, mệt mỏi hoặc giảm tuần hoàn ở chân do áp lực của em bé trên mạch máu.
Suy giáp: Một mức độ thấp của các hormon tuyến giáp có thể gián tiếp góp phần làm suy yếu cơ bắp cũng như gây ra chuột rút bắp chân vào ban đêm. Các hormon tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi. Thiếu canxi có liên quan đến yếu cơ, tê, đau và chuột rút.
Tiểu đường: Tiểu đường cũng có thể góp phần làm chuột rút cơ bắp chân. Trong thực tế, nó là một triệu chứng của một hình thức tổn thương thần kinh được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường, một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
Lạm dụng rượu: Uống rượu quá nhiều không tốt cho sức khỏe của bạn. Các dây thần kinh ngoại vi có thể bị tổn thương do sử dụng quá nhiều rượu, gây ra bệnh thần kinh do rượu. Đau chân và đau cơ là các triệu chứng thường gặp của bệnh thần kinh do rượu.
Một số loại thuốc nhất định: Một nguyên nhân khác của chuột rút về đêm là một tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc hạ cholesterol (statin) và thuốc lợi tiểu, góp phần làm mất nước và chất điện giải trong cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị chuột rút hơn. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc chống loạn thần, thuốc ngừa thai và steroid cũng có thể gây ra chuột rút.
Theo Hải Yến/VOV.VN (Nguồn Top 10 Home Remedies)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Số bệnh nhân tăng sau kỳ nghỉ lễ
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số lượng bệnh nhân sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Các bệnh viện phải bố trí thêm nhiều bàn khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân.

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.