Nguyên nhân khiến bạn bị chuột rút
OV.VN - Chuột rút có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn ngủ. Cơ chế gây chuột rút là do các cơ đột ngột co thắt lại.
Không uống đủ nước: Chuột rút có thể là một cách cơ thể báo hiệu rằng bạn đang thiếu nước. Vì vậy, bạn hãy luôn mang theo mình một chai nước, đặc biệt là khi trời nóng.
Nhiệt độ cao: Cơ thể mất nhiều nước nhất khi vận động trong điều kiện nhiệt độ cao, và điều này dễ khiến bạn bị chuột rút. Điều này một phần là vì các cơ cần nước, phần khác là vì các chất điện giải thoát ra ngoài theo mồ hôi khiến các cơ không thể hoạt động bình thường.
Dược phẩm: Statin- loại thuốc giúp kiểm soát lượng cholesterol, và diuretic- loại thuốc giúp cơ thể đào thải nước. Đây là hai trong số nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là chuột rút.
Tuần hoàn máu kém: Nếu chuột rút trở nên tệ hơn khi bạn vận động, có thể bạn bị thiếu máu. Điều này có thể xảy ra khi bạn lười vận động hoặc khi có tuổi. Chuột rút có thể xảy ra khi cách động mạch thu hẹp khiến máu khó lưu thông.
Chu kì kinh nguyệt: Một số phụ nữ bị chuột rút hoặc đau bụng trong kì kinh nguyêt, do một loại hormone tiết ra khiến các cơ tử cung thắt lại. Việc này giúp đẩy máu và chất thải ra ngoài, nhưng cũng có thể gây chuột rút.
Tăng trưởng: Trẻ em thường bị chuột rút khi cơ thể chúng phát triển nhanh. Đôi khi trẻ cũng có những “cơn đau tăng trưởng”, nhưng thực chất là do chúng vận động quá nhiều hoặc trẻ em nhạy cảm hơn với cơn đau.
Tập thể dục: Cơ thể cần vận động, nhưng vận động quá nhiều cùng lúc khi cơ thể chưa kịp thích nghi có thể gây chuột rút. Vậy nên hãy chú ý khởi động kĩ càng trước khi tập luyện.
Làm thế nào để giảm đau do chuột rút?: Các cơn chuột rút thường tự biến mất khá nhanh, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm đau nhanh. Nếu bạn bị chuột rút do vận động quá mức, hãy dừng ngay lập tức; sau đó nhẹ nhàng mát-xa vùng cơ bị chuột rút hoặc sử dụng nhiệt để đưa máu đến khu vực bị đau.
Tại sao nên giãn cơ: Cơ là các bó sợi có thể dễ dàng co lại hoặc nở ra khi bạn vận động. Khi bạn giãn các bó cơ thường xuyên, chúng sẽ vận hành tốt hơn, nhờ đó bạn sẽ ít bị chuột rút hơn.
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống: Các loại rau củ nhiều màu sắc chứa các chất điện giải giúp định hình các cơ và giúp bạn tránh bị chuột rút. Rau ăn lá và chuối là những lựa chọn tuyệt vời.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ: Hầu hết các cơn chuột rút đều không nghiêm trọng, nhưng nếu chúng xuất hiện thường xuyên và không rõ nguyên nhân, hãy đến gặp bác sĩ. Đôi khi chuột rút có thể là triệu chứng của các bệnh như bệnh tuyến giáp, bệnh xơ gan hoặc xơ cứng động mạch.
Theo CTV Ngọc Diệp/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.