10 nữ doanh nhân "quyền lực" nhất Việt Nam
Họ là những nữ doanh nhân quyền lực đang chèo lái doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, tạo ra việc làm và doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bằng nhiều cách khác nhau, đang góp phần thay đổi nền kinh tế Việt Nam...
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VietJet Air

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank, là gương mặt quen thuộc trong các bảng xếp hạng 50 người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam năm 2017, 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2017 và 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2016, đều do Forbes bầu chọn.
Tháng 3/2017, bà Nguyễn Thị Phương Thảo lần đầu được Forbes đưa vào danh sách tỷ phú tự thân với tài sản ước tính 1,7 tỷ USD; trở thành 1 trong 56 nữ tỷ phú tự thân trên thế giới. Ở thời điểm đó, bà Thảo cũng là nữ tỷ phú duy nhất của Đông Nam Á.
Cho đến thời điểm hiện tại, danh sách nữ tỷ phú ở Đông Nam Á đã có thêm bà Yupa Chiaravanond – Tập đoàn Charoen Pokhan của Thái Lan. Tuy nhiên, bà Thảo vẫn là nữ tỷ phú giàu nhất Đông Nam Á. Tính đến ngày 19/10/2018, theo dữ liệu của Forbes, bà Thảo đang nắm giữ 2,8 tỷ USD.
Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch & CEO, Vinamilk

"Nữ tướng" Mai Kiều Liên được coi như "linh hồn" của Vinamilk, góp phần rất lớn vào sự phát triển của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Hiện tại, bà Liên đang là thành viên HĐQT Vinamilk kiêm Tổng giám đốc Vinamilk.
Vinamilk là một trong những thương hiệu lợi nhuận cao nhất và cổ phiếu blue-chip tại Việt Nam, có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định kể từ khi niêm yết năm 2006.
Bất chấp một năm khó khăn với nhiều công ty, Vinamilk đạt 23% tăng trưởng doanh thu năm 2012 với 1,3 tỉ đô la Mỹ, lợi nhuận sau thuế tăng gần 40% đạt 280 triệu đô la Mỹ.
Bà Liên đang chèo lái Vinamilk ra thị trường quốc tế; công ty hiện xuất khẩu sang 23 nước. Bà sinh ra tại Pháp, được đào tạo tại Moscow, quay về Việt Nam năm 1976. Bà gia nhập công ty Sữa - Cà phê miền Nam, tiền thân Vinamilk do nhà nước quản lý. Bà có quan điểm bảo thủ về tài chính, tránh vay mượn, đòn bẩy.
Theo tạp chí Corporate Governance Asia (Hong Kong), bà là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách “Những CEO thành công nhất châu Á 2012”. Vinamilk được cho là ứng viên có thể lọt vào danh sách Fab 50 (50 công ty niêm yết lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương do Forbes châu Á bình chọn).
Bà Thái Hương, Chủ tịch CTCP Sữa TH – THMilk, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á – BacABank

Dưới sự dẫn dắt của “thuyền trưởng” Thái Hương, Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk) thuộc Tập đoàn TH không ngừng lớn mạnh, doanh thu tăng trưởng vượt bậc.
Mới đây, bà Hương đã quyết định rời vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH True Milk để giữ "ghế" Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Bắc Á.
Bà Thái Hương được xem là một trong những bông hồng quyền lực của giới tài chính Việt Nam. Năm 2015 và 2016 bà lọt vào top danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cơ điện lạnh (REE).

Gia nhập Công ty Cơ điện lạnh (REE) từ năm 1982 với vị trí là một kỹ sư, sau đó bà trở thành lãnh đạo công ty này từ năm 1985.
REE dưới sự dẫn dắt của bà Thanh đã phát triển từ một xí nghiệp cơ khí cũ kỹ, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá, thành một thương hiệu trị giá hàng trăm triệu USD.
Năm 2014, bà Mai Thanh đã từng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen).
Tính đến ngày 7/3/2018, Tổng giám đốc REE nắm 7,3% vốn, tương đương 22.711.925 cổ phiếu tại REE; tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán đạt 851,7 tỷ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát

Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Sau đó, Vạn Thịnh Phát mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings, với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng.
Vạn Thịnh Phát để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay một phần nhờ vào sự lãnh đạo, dẫn dắt của "nữ tướng" Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên, giá trị tài sản của bà Lan hiện vẫn còn là một "ẩn số".
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Bà Cao Thị Ngọc Dung được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực bậc nhất ngành kim hoàn Việt Nam. Ngoài chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), bà Cao Thị Ngọc Dung còn đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo, quản lý ở nhiều doanh nghiệp khác mà PNJ là cổ đông lớn.
Trước đây, bà còn đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng Đại Việt… và nhiều vị trí lãnh đạo khác.
Theo Công ty Định giá thương hiệu Brand Finance (Vương quốc Anh), PNJ thuộc Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017. PNJ là doanh nghiệp kim hoàn duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng và xếp thứ 23 trong top 50 với định giá thương hiệu đạt 98 triệu USD.
Hiện, thị phần PNJ đang bỏ xa các thương hiệu cùng ngành với hệ thống phân phối gần 300 cửa hàng ở khắp 48 tỉnh, thành trong cả nước. Trang sức PNJ cũng được xuất khẩu sang 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG

Bà Nguyễn Thị Nga là người đầu tiên tham gia thành lập ngân hàng tư nhân tại Việt Nam, lần lượt làm Chủ tịch Techcombank và SeABank, hiện sở hữu nhiều sân golf và khách sạn nổi tiếng.
Bà Nga được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á. Tính đến ngày 7/3/2018, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của bà Nga là 3,01 tỷ đồng với việc nắm giữ 66.574 cổ phiếu tại ACB.
Bà Lê Thị Thu Thuỷ, Chủ tịch VinFast (Tập đoàn Vingroup)

Sau sự kiện Paris Motor Show 2018 tại Paris vừa qua, bà Lê Thị Thu Thuỷ gây chú ý bởi là người phụ nữ đại diện cho một quốc có ngành công nghiệp ô tô non trẻ đến tham dự triển lãm về ô tô nổi tiếng nhất thế giới.
Cũng tại Paris Motor show 2018, khi được hỏi về những thách thức khi tham gia lĩnh vực ô tô vốn được coi là “địa hạt” của nam giới, bà Thuỷ đã nói: “Thử thách và khó khăn trong công việc thực sự cuốn hút tôi”.
Trước khi đến với Vingroup, bà Thủy từng làm việc trong Lehman Brothers và dần tiến lên vị trí Phó chủ tịch công ty tại Nhật Bản, Thái Lan và Singapore. Năm 2008, bà được Chủ tịch Vingroup chiêu mộ về làm Trưởng ban đầu tư Công ty Cổ phần Vincom, sau đó lên làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, rồi CEO năm 2012.
Năm 2013, bà Lê Thị Thu Thủy là nữ doanh nhân duy nhất của Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) bình chọn là một trong 199 “Lãnh đạo trẻ toàn cầu 2013" - Young Global Leaders (YGL) Class of 2013 về những đóng góp của mình trong điều hành.
Với danh hiệu này, bà Lê Thị Thu Thủy đã được công nhận là thành viên chính thức của Diễn đàn Lãnh đạo trẻ toàn cầu thuộc WEF.
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)

Nữ hoàng ngành thủy sản Việt Nam hiện đang là Chủ tịch HĐQT- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Năm 1997, với số vốn 300 triệu đồng, bà Khanh lập công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Bà vạch chiến lược đưa doanh nghiệp này từ một xưởng sản xuất nhỏ thành một công ty lớn xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.
Được biết, bà Khanh từng tốt nghiệp cử nhân Kinh tế - Đại học Tài chính Kế toán TP HCM. Trước khi làm việc tại Vĩnh Hoàn, bà Khanh từng làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang, Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp An Giang, Công ty FIDECO…
Hiện bà Khanh đang nắm giữ số tài sản lên tới 2.046 tỷ đồng với việc sở hữu 39.575.142 cổ phiếu VHC.
Bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT FPT Telecom (FTC)

Chu Thị Thanh Hà là lãnh đạo nữ cấp cao hiếm hoi tại FPT và giới công nghệ Việt Nam. Nữ doanh nhân hiện đang là Chủ tịch HĐQT FPT Telecom (FTC), hiện đang nắm giữ 17.869 cổ phiếu của FPT, 26.132 cổ phiếu FOX. Tính đến ngày 7/3/2018, giá trị tài sản của bà Hà là 3,04 tỷ đồng.
Với sự lãnh đạo tài tình của bà Hà, FPT Telecom phát triển nhanh với số lượng thuê bao tăng trưởng khoảng 40 lần từ dưới 50 ngàn thuê bao lên gần hai triệu khách hàng Internet. Năm 2016, FPT Telecom đạt 6.176 tỉ đồng doanh thu và 958 tỉ đồng lợi nhuận.
Minh Châu/Công Luận
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng
Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm
Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.