10 thông tin thú vị về Google Play Store có thể bạn chưa biết
Hôm nay là kỷ niệm 10 năm Google Play Store ra đời, hãy cùng Tuổi Trẻ Online điểm qua 10 điều thú vị ít người biết của ứng dụng này.
Ứng dụng này ban đầu mang tên Android Market, ra mắt 10 năm trước vào 22-10, khoảng một tháng sau khi thiết bị chạy Android đầu tiên được mở bán: HTC Dream, tên khác là T-Mobile G1. Khi đó Android Market chỉ bắt đầu với 13 ứng dụng, quá bé nhỏ so với số lượng 2.6 triệu ứng dụng hiện nay.
Đến năm 2012, Android Market mới đổi tên thành Google Play sau khi Google gộp ứng dụng này với Google Music và Google eBookstore. Qua thời gian, Google Play đã trải qua nhiều lần thay đổi giao diện, trải nghiệm người dùng, nhưng vẫn giữ được tính năng cốt lõi của Android Market trong suốt 10 năm qua.
Sau đây là danh sách những thông tin hay ho về chợ ứng dụng điện thoại lớn nhất thế giới, do AndroidAuthority tổng hợp:
Lượt tải ứng dụng của Google Play Store hơn gấp đôi Apple App Store
Sự thành công của Apple App Store là không thể chối cãi, tuy nhiên, nói về số lần tải ứng dụng thì các thiết bị iPhone và iPad phải ngả mũ chào thua đối thủ Android.

Số lượt tải ứng dụng trên Google Play nhiều hơn Apple App Store trong nhiều năm. Ảnh: AndroidAuthority
Trong 2017, lượt tải ứng dụng trên toàn thế giới giữa hai nền tảng này khác nhau một trời một vực. Google Play Store chiếm 70%, và 30% còn lại thuộc về người dùng iOS. Dường như, khoảng cách này đang tiếp tục gia tăng qua mỗi năm.
Nếu đúng như vậy, nhiều khả năng trong năm nay, sẽ là lần đầu tiên mà số lượt tải ứng dụng của Apple App Store rơi xuống dưới 30%. Và điều này sẽ rất đáng để bàn luận.
Dẫu vậy, tín đồ Android cũng không nên mừng vội.
Doanh thu từ Apple App Store gấp đôi Google Play Store
Số lượt tải ứng dụng ấn tượng là thế, nhưng rõ ràng người dùng iOS chi tiền mạnh tay hơn người dùng Android nhiều.

Người dùng iOS chi tiền nhiều hơn người dùng Android. Ảnh: Iblesoft Blog
Năm vừa rồi, kì lạ thay, biểu đồ mô tả tổng số tiền chi cho ứng dụng điện thoại trên Android và iOS gần như chỉ là đảo ngược của biểu đồ lượt tải phía trên. iOS chễm chệ với 66% so với 34% của Android.
Điều đáng buồn là tỷ lệ này chẳng khác gì trong năm 2016, và thậm chí tỷ lệ này còn tệ hơn cho Android vào 3 năm trước. Chúng ta vẫn chưa xem được báo cáo cho năm 2018, nhưng khả năng cao là Google Play sẽ vẫn dậm chân tại chỗ, Apple tiếp tục giữ vững ngôi vị với 66% hoặc hơn.
Trung bình một người Mỹ cài đặt 102 ứng dụng, nhưng chỉ sử dụng 37 trong số đó mỗi tháng
Thừa nhận đi, hầu như mọi người đều tải về thiết bị rất nhiều ứng dụng, nhưng chúng ta không thật sự sử dụng tất cả. Trên thực tế, số liệu của người dùng Android tại Úc, Hàn Quốc, Nhật, vương quốc Anh, Brazil, Ấn Độ và các quốc gia khác cũng tương tự: từ 33 đến 40.

Khó kìm lòng trước các ứng dụng miễn phí. Ảnh: Gummicube
Vì quá nhiều ứng dụng miễn phí, rất khó để cưỡng lại sự cám dỗ, nhất là khi bạn nghĩ mình sẽ dùng đến chúng trong tương lai hoặc sẽ chỉ dùng cho một nhu cầu nào đó. Và sau khi tải về, bạn sẽ quên xóa, để ứng dụng chiếm thêm dung lượng bộ nhớ máy.
Đã bao lâu rồi bạn chưa dọn dẹp lại ứng dụng trong điện thoại?
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chi tiền mua ứng dụng nhiều hơn 2 lần so với khu vực châu Mỹ
Trong 2017, người dùng Android tại châu Mỹ đã chi khoảng 6.2 tỷ USD cho ứng dụng và dịch vụ trong Google Play Store. Và con số đó là gấp đôi tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương: 11.2 tỷ.
Một trong những lí do giải thích cho điều này là ở châu Á – Thái Bình Dương, nhiều nhà mạng cho phép người dùng thanh toán trực tiếp vào hóa đơn điện thoại, thay vì sử dụng thẻ debit hay credit.
41% lượt tải ứng dụng Android là để tải game và 88% lượng tiền người dùng chi cũng là vì game
Năm ngoái, người ta ghi nhận đã có 71.4 tỷ lần tải ứng dụng từ Google Play, và từ đó người dùng đã móc hầu bao ra 22 tỷ USD. Nhưng 88% trong số tiền đó, tức 19.4 tỷ, được dùng để thanh toán trong game và mua game.
Chỉ trong 6 năm, độ chịu chi ở Nhật Bản bỏ xa Mỹ

Người dân Nhật Bản 'máu lửa' hơn Mỹ trong khoản thanh toán trên Google Play Store. Ảnh: Wikipedia
Hiện 326 triệu người đang số ở Mỹ, và 127 triệu đang sống ở Nhật. Mặc dù vậy, số tiền chi cho ứng dụng Android tại Nhật nhiều hơn tại Mỹ 5.8 tỷ USD, theo dữ liệu từ 1-2012 đến 8-2018. Đất nước đứng vị trí thứ ba là Hàn Quốc, ít hơn Nhật 13.9 tỷ, và ít hơn Mỹ 8.1 tỷ.
Chỉ một lượng rất nhỏ ứng dụng đạt doanh thu khủng
Có khoảng 2.6 triệu ứng dụng trên Google Play, một vài trong số đó là những con gà đẻ trứng vàng, nhưng phần còn lại không hề kiếm được nhiều tiền. Thật vậy, chỉ 1.697 ứng dụng đạt doanh thu khoảng 1 triệu USD trong 2017.

Ứng dụng xem phim phổ biến - Netflix. Ảnh: Android Unfiltered
Chi tiết hơn, chỉ 300 ứng dụng thu về hơn 10 triệu USD từ Google Play (như Netflix chẳng hạn). Tức là, khoảng 0.00013% trên tổng ứng dụng thật sự ăn nên làm ra.
Bật mí, nhiều ứng dụng kiếm tiền thành công gần như chẳng nhận được nguồn thu trực tiếp từ Google Play Store – mà từ tiền bán dữ liệu người dùng, dĩ nhiên không có thông tin thanh toán của bạn trong đó.
Tinder - ứng dụng kiếm nhiều tiền nhất trong lịch sử Google Play

Thị trường cho ứng dụng hẹn hò chưa bao giờ giảm nhiệt. Ảnh: Appiod
Từ 1-2012 đến 8-2018, doanh thu của ứng dụng Tinder nhiều hơn cả Netflix, Pandora và HBO Now cộng lại. Thứ tự xếp hạng dựa vào doanh thu đến từ đăng kí trong ứng dụng trên Google Play. Hãy tưởng tượng số tiền mà ứng dụng này kiếm được từ Apple App Store!
4 ứng dụng được tải nhiều nhất là của Facebook

Facebook đã rất thành công với các ứng dụng của họ cả trên Google Play Store lẫn Apple App Store. Ảnh: Medium
Danh sách 10 ứng dụng được tải nhiều nhất từ trước đến nay trên Google Play xuất hiện nhiều cái tên quen thuộc và 4 vị trí đầu tiên đều thuộc sở hữu của Facebook. Đứng nhất là… ứng dụng Facebook, thứ hai là Whatsapp, kế đó là Facebook Messgenger và theo sau là Instagram.
Đến 2016, có ít nhất 1 ứng dụng đèn pin trong danh sách 10 ứng dụng phổ biến nhất
Trong nhiều năm, hệ điều hành Android không có ứng dụng đèn pin hỗ trợ sẵn. Nếu bạn muốn sử dụng đèn pin, bạn phải tải ứng dụng từ bên thứ ba. Do đó, những ứng dụng đèn pin đã từng cực kì phổ biến trong lịch sử phát triển của Android.

Các ứng dụng đèn pin một thời đã khuấy đảo Google Play Store. Ảnh: Droid Experiment
Khi Google chính thức hỗ trợ tính năng đèn pin trên Android, các ứng dụng đèn pin đã không còn nhìn thấy hào quang ‘sân khấu’ nữa.
Đối với độc giả, qua 10 năm, bạn thấy ứng dụng Android nào hữu dụng nhất và đã gây ảnh hưởng mạnh đến bạn? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi.
ĐÌNH HẢI/Tuoitre.vn
Đọc thêm

Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp
Theo Trung tâm An ninh mạng quốc gia, 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp, đặc biệt là mã độc tống tiền.

Thanh Hóa phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tỉnh Thanh Hóa đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các trí thức, nhà khoa học có nhiều nghiên cứu đổi mới công nghệ, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh và đất nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, hiệu quả
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ban hành Kế hoạch thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ vận hành chính quyền 2 cấp
Trong quá trình chuẩn bị vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương đặc biệt quan tâm đến hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số. Đây là yếu tố quan trọng để các xã phường vận hành thông suốt ngay sau khi đi vào vận hành chính thức.

Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp gia tăng năng suất cho doanh nghiệp
Sở khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Công ty Cổ phần Misa tổ chức hội nghị “Ứng dụng AI giúp gia tăng năng suất cho doanh nghiệp”.

Đảm bảo hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới
Chiều 24/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai giải pháp thực hiện rà soát, đánh giá, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng và các sở, ngành liên quan.

Vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo Robotics năm 2025
Ngày 23/6, tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Kỹ thuật Tổng hợp, Tỉnh đoàn Thanh Hoá đã phối hợp cùng Công ty TNHH Học viện STEM tổ chức vòng chung kết “Cuộc thi Sáng tạo Robotics” lần thứ nhất năm 2025.

Áp dụng bộ đề sát hạch lái xe mới cho tất cả các kỳ thi từ 1/9
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch từ ngành giao thông nay là ngành xây dựng, Cục Cảnh sát giao thông đã soạn thảo, xây dựng nội dung chương trình sát hạch mới với 600 câu hỏi. Bộ đề này sẽ chính thức áp dụng ở tất cả các kỳ thi sát hạch lái xe từ ngày 1/9 tới đây.

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhằm phá vỡ các rào cản kìm hãm sự phát triển của hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193 của Quốc hội đã chủ trương thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Chủ trương này đã và đang được các tổ chức Khoa học Công nghệ, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.

Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tin vào Trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc nhóm cao nhất thế giới
Theo Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Microsoft, 95% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tự tin đưa các tác nhân AI vào nhóm làm việc trong vòng 12 đến 18 tháng tới, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.