10 tiêm kích thay đổi cuộc chiến trên không
Căn cứ vào tính năng và khả năng, một tạp chí trực tuyến Mỹ vừa đưa ra danh sách 10 tiêm kích làm thay đổi cuộc chiến trên không.
So sánh, tổng hợp và xếp hạng các thiết bị quân sự là một trong những chủ đề vĩnh cửu của các báo, tạp chí. Tạp chí trực tuyến Mỹ We Are The Mighty (WATM) vừa đưa ra danh sách 10 tiêm kích làm thay đổi cuộc chiến trên không, căn cứ vào khả năng hoạt động tác chiến của chúng, gồm: 10. Su-27 Flanker; 9. F-86 Sabre; 8. Fokker Dr. 1; 7. F-4 Phantom; 6. Supermarine Spitfire; 5. F-117 Nighthawk; 4. F/A-18 Hornet; 3. MQ-1 Predator; 2. F-15 Eagle; 1. F-22 Raptor. Trong top 10 này, chủ yếu là các máy bay do Mỹ sản xuất, chỉ có ba mẫu nước ngoài và số này không lọt vào top 5.
Su-27 - chiếc khóa đuôi top 10
![]() |
Tiêm kích Su-27; Nguồn: nationalinterest.org |
Tiêm kích Su-27 của Liên Xô/Nga WATM đưa vào vị trí thứ 10 là chiến đấu cơ của Liên Xô, được phát triển để đối trọng với sự xuất hiện của chiến cơ F-15 Mỹ - đánh chặn các mục tiêu trên không, nhưng nó cũng có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất. Su-27 đã được trao danh hiệu "một trong những máy bay chiến đấu ấn tượng nhất thế kỷ XX". Trong cơ động cận chiến, Su-27 là mối đe dọa đối với các máy bay chiến đấu nước ngoài nhờ được trang bị tên lửa không đối không R-73 và hệ thống chỉ định mục tiêu; Su-27 thậm chí có ưu thế trước F-15 của Mỹ và hiện vẫn còn trong trang bị.
F-117 Nighthawk tàng hình - vị trí số 7
![]() |
Máy bay F-117 Nighthawk; Nguồn: wikipedia.org |
F-117 Nighthawk được xếp ở vị trí thứ 7 nhờ được tích hợp các công nghệ tiên tiến và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành hàng không. Vấn đề tàng hình radar đã được nghiên cứu gần như sau Thế chiến II, tuy nhiên, F-117 là trường hợp đầu tiên sử dụng các khả năng như vậy trong thực tiễn. Năm 1981, chính Nighthawk đã trở thành máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới đi vào trực chiến. Có thông tin, năm 1999, tại Nam Tư, Mỹ đã mất một trong những chiếc F-117. Trong hai thập kỷ, F-117 Nighthawk đã tham gia một số chiến dịch. Việc chế tạo và hoạt động của nó đã đặt nền móng cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ngày nay, đặc trưng bởi khả năng tàng hình.
Máy bay không người lái - danh hiệu đồng
![]() |
Máy bay không người lái MQ-1 Predator; Nguồn: militarytimes.com |
Vị trí thứ 2 của đại bàng
![]() |
Chiếc F-15 Eagle; Nguồn: nationalinterest.org |
Ở vị trí thứ hai của xếp hạng và chiếc F-15 Eagle, được tạo ra từ những năm 1970, vẫn có thể thể hiện khả năng tác chiến cao trước các loại máy bay khác nhờ các tính năng tuyệt đỉnh về độ cơ động và tổ hợp vũ khí được trang bị. Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao kết hợp với áp lực cánh thấp cho phép cơ động mà không mất tốc độ và tăng tốc lên tốc độ M=2,5, nhờ đó, F-15 trở thành máy bay chiến đấu đầu tiên của Mỹ có khả năng tăng tốc thẳng đứng. F-15 được trang bị hệ thống thiết bị điện tử hàng không tiên tiến và vũ khí tối tân, bao gồm tên lửa AIM-120D AMRAAM. Cho đến nay, chưa có máy bay nào của đối phương có thể hạ gục được F-15 của Không quân Mỹ.
Vị trí số 1 của tiêm kích thế hệ 5
![]() |
Tiêm kích F-22 Raptor; Nguồn: thedrive.com |
Tiêm kích thế hệ thứ năm - F-22 Raptor với danh hiệu "máy bay chiến đấu mạnh nhất để giành ưu thế trên không, và thậm chí trong toàn bộ vũ trụ" đã được xếp ở vị trí đầu tiên bảng xếp hạng. F-22 là máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ với các khả năng chưa từng có trong các lĩnh vực không chiến, điện tử vô tuyến, nhận thức tình huống, tàng hình, v.v. Để tấn công các mục tiêu trên không, Raptor có thể mang theo sáu tên lửa AIM-120 AMRAAM và hai tên lửa Sidewinder AIM-9. Khi thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, F-22 mang theo hai bom JDAM GBU-32, đồng thời, một cặp tên lửa AMRAAM và Sidewinder. Động cơ khỏe và thiết kế tối ưu cho phép F-22 thực hiện một chuyến bay siêu thanh mà không cần sử dụng bộ đốt sau nhiên liệu.
Vấn đề đánh giá
Nhìn chung, xếp hạng của WATM về “10 máy bay chiến đấu có ảnh hưởng đến cuộc chiến trên không” khá thú vị, các lập luận được trình bày có vẻ hợp lý và logic. Tuy nhiên, một số tiêu chí xếp hạng để lại thắc mắc, khó diễn giải; các tác giả của nó có thể bị nghi ngờ là thiên vị đối với một số mẫu máy bay cụ thể và kết quả thiếu khách quan. Thật vậy, cho dù ưu thế của kỹ thuật hàng không Mỹ là rõ ràng, có 7 trong 10 máy bay được bình xếp là của Mỹ. Trong số tất cả các máy bay chiến đấu của Liên Xô (Nga) - cũng ở mức độ này hay mức độ khác ảnh hưởng đến sự phát triển của hàng không quân sự và không chiến, chỉ có một chiếc lọt vào "Top 10". Tiêu đề của danh sách nói về máy bay tiêm kích, nhưng trong bản xếp hạng có hai mẫu với chức năng khác.
Chiếc F-117 có khả năng không chiến rất hạn chế và thực sự là một máy bay cường kích. UAV MQ-1 cũng vậy, không thể mang theo vũ khí tối tân để tấn công các mục tiêu trên không. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận tính đúng đắn của WATM - những cỗ máy này thực sự có tác động đến sự phát triển của máy bay chiến đấu. Vị trí số 1 cho máy bay chiến đấu F-22 Raptor thế hệ thứ năm của Mỹ là điều dễ hiểu và thậm chí là được mong đợi. Ở tất cả các khía cạnh, máy bay này là một trong những niềm tự hào của các nhà sản xuất máy bay và Không quân Mỹ. Mặc dù có tuổi đời đáng kể, số lượng hạn chế và không có bề dày lịch sử sử dụng chiến đấu, F-22 được coi là cơ sở của sức mạnh không quân; không chiếc máy bay nào khác có thể được xếp vào vị trí đầu tiên trong xếp hạng này.
Theo VOV
Đọc thêm

OPEC+ bất ngờ đổi lịch họp quyết định mức sản lượng dầu tháng 7/2025
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đã quyết định đẩy cuộc họp trực tuyến quan trọng, vốn sẽ quyết định mức sản lượng dầu tháng 7/2025 của tám thành viên chủ chốt, sớm hơn một ngày, sang ngày 31/5 thay vì lịch cũ là 1/6.

EU cam kết thực hiện các nỗ lực mang tính xây dựng để đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ
Ngày 26/5, Ủy viên châu Âu về thương mại và an ninh kinh tế, ông Maros Sefcovic khẳng định Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì cam kết đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Iran tuyên bố không nhượng bộ để đạt thỏa thuận với Mỹ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran ngày 26/5 cho biết, Iran sẽ không cân nhắc việc tạm thời đình chỉ làm giàu uranium để đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ, đồng thời nói thêm rằng vẫn chưa có ngày nào được ấn định cho vòng đàm phán thứ 6 với Washington.

Tổng thống Ecuador tuyên thệ nhậm chức
Ngày 24/5 , doanh nhân Daniel Noboa đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ecuador trong nhiệm kỳ mới vào với lời hứa thúc đẩy cuộc chiến chống lại các băng đảng ma túy và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Liên minh châu Phi kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn tại Libya sau các cuộc đụng độ đẫm máu
Liên minh châu Phi (AU) ngày 24/5 đã kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn tại Libya, sau các cuộc đụng độ ác liệt ở Thủ đô Tripoli vào giữa tháng này cũng như các cuộc biểu tình yêu cầu Thủ tướng Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNU) Abdulhamid Dbeibah từ chức.

Hungary quyết ngăn lệnh cấm toàn diện của EU đối với dầu khí Nga
Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 24/5 khẳng định, Budapest sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho một số nguồn cung năng lượng từ Nga chảy vào “Lục địa già," bất chấp những khuyến nghị từ Ủy ban châu Âu (EC). Tuyên bố này được xác nhận sau cuộc họp khẩn của Nội các Hungary -về tình hình năng lượng.

Tổng thống Mỹ không cắt giảm ngân sách 1.000 tỷ USD dành cho quân đội
Phát biểu trong buổi lễ tại Học viện Quân sự West Point, ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nước này đang sản xuất hàng loạt tên lửa siêu vượt âm, đồng thời nhấn mạnh không cắt giảm ngân sách quốc phòng 1.000 tỷ USD dành cho quân đội Mỹ.

Ngoại trưởng Nga: Moskva sẽ tiết lộ các điều kiện hòa bình với Ukraine sau khi trao đổi tù binh
Ngày 24/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moskva (Moscow) sẽ gửi các điều kiện hòa bình cho Kiev ngay sau khi hoàn tất việc trao đổi tù binh giữa hai quốc gia.

Cannes 2025: Cành cọ vàng thuộc về đạo diễn Iran Jafar Panahi với phim “It Was Just an Accident”
Rạng sáng 25/5 (giờ Việt Nam), Liên hoan phim Cannes lần thứ 78 khép lại với việc đạo diễn người Iran Jafar Panahi giành giải thưởng cao nhất “Cành cọ vàng” cho bộ phim “It Was Just an Accident”.

Nhật Bản tổ chức triển lãm quốc phòng quy mô lớn chưa từng có
Từ ngày 21–23/5, Triển lãm Trang thiết bị Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025 (DSEI Japan 2025) với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại tỉnh Chiba. Đây được xem là một trong những sự kiện thể hiện bước tiến quan trọng trong chính sách quốc phòng và nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài của Nhật Bản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.