10 triệu chứng chỉ ra các vấn đề về túi mật
Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe về bệnh sỏi mật. Đó là một trong những vấn đề xảy ra đối với bộ phận túi mật trong cơ thể. Hãy xem xét các dấu hiệu phổ biến dưới đây đề phát hiện túi mật có vấn đề bất thường hay không.

Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan. Chức năng duy nhất của nó là phóng thích mật vào đường tiêu hóa để phân hủy thức ăn mà chúng ta ăn vào, đặc biệt là chất béo, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nếu bạn có những triệu chứng dưới đây, hãy thăm khám sớm để phát hiện các vấn đề ở túi mật.
1. Đau bụng sau bữa ăn
Nếu bị đau bụng, lưu ý về tính nhất quán thời gian xảy ra trong ngày hoặc các hoạt động đang làm. Bạn có thể nhận thấy cơn đau bắt đầu hoặc trầm trọng hơn trong khoảng thời gian quanh bữa ăn, đặc biệt là sau khi ăn chất béo hoặc mỡ. Nếu trường hợp này xảy ra, ruột đang gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo từ bữa ăn.
2. Buồn nôn hoặc nôn
Mặc dù triệu chứng này không phải là dấu hiệu khả quan chỉ ra vấn đề về túi mật nhưng nếu đi kèm với các triệu chứng khác, bạn cần phải lưu ý thêm.
3. Đau ngực
Bởi vì túi mật nằm ở vùng bụng trên, cơn đau do các vấn đề về túi mật gây ra có thể lan tỏa ra vùng ngực. Đặc biệt nếu đang bị tắc nghẽn, bạn thậm chí có thể cảm thấy như thể đang có một cơn đau tim.
4. Vàng da
Bệnh vàng da sẽ xảy ra nếu túi mật bị chặn bởi sỏi mật. Vì túi mật không thể di chuyển được mật qua cơ thể, mật sẽ bắt đầu tích tụ và để lại lượng dưa thừa bilirubin trong máu.
Cuối cùng, bilirubin thừa sẽ gây ra vàng da hoặc mắt, gọi là bệnh vàng da. Lúc này cần đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể.
5. Đau bụng từng cơn
Một triệu chứng đặc trưng khác mà bạn có thể gặp là đau nghiêm trọng, đau bụng từng cơn. Cơn đau này có thể kéo dài vài giờ và có thể không xảy ra ở những khoảng thời gian đều đặn. Trên thực tế, đôi khi chúng có thể xảy ra cách nhau nhiều năm.
Một lần nữa, loại cơn đau này có thể là do tắc nghẽn sỏi mật. Với việc tắc nghẽn này, túi mật có thể cố gắng tự loại bỏ các sỏi mật hình thành. Bác sĩ sẽ mô tả cơn đau co thắt này như là một chứng đau bụng mật.
6. Sốt/ớn lạnh
Sốt liên quan đến túi mật chỉ ra rằng túi mật đang bị viêm. Túi mật có thể bị viêm (viêm túi mật) do sỏi mật, nhiễm trùng do vi khuẩn, uống rượu hoặc khối u.
Trong một số trường hợp tắc nghẽn sỏi mật, túi mật có thể vỡ ra, đây là vấn đề nguy hiểm yêu cầu can thiệp y tế ngay lập tức.
7. Thay đổi màu nước tiểu hoặc phân
Khi mật chảy bình thường qua hệ thống tiêu hóa, phân sẽ có màu nâu. Tuy nhiên, sự thay đổi màu phân có thể chỉ ra vấn đề túi mật, đặc biệt là nếu phân có màu nhợt hoặc màu đất sét. Nước tiểu cũng có thể tối màu hơn, nhưng triệu chứng này thường mơ hồ hơn và cũng có thể liên quan đến các vấn đề khác.
8. Tiêu chảy mãn tính
Trong trường hợp bệnh túi mật, bạn có thể nhận thấy đầy dạ dày, vùng bụng khó chịu lâu ngày và khí thừa. Trong trường hợp này, bạn có thể bị tiêu chảy mãn tính khi cơ thể đang đấu tranh để có thể tiêu hóa đúng cách.
9. Ợ nóng và khó tiêu
Theo định nghĩa, khó tiêu cho thấy sự gián đoạn khả năng của cơ thể để tiêu hóa thức ăn. Mặc dù triệu chứng này phổ biến đối với các tình trạng tiêu hóa khác, nó vẫn có thể có nghĩa là vấn đề về túi mật. Kiểm tra hiện tượng khó tiêu nếu xảy ra thường xuyên, đặc biệt là sau bữa ăn với thức ăn béo.
10. Đau khi hít thở
Cuối cùng, cơn đau liên quan đến túi mật có thể tăng lên khi hít một hơi thật sâu. Mối quan hệ này xảy ra vì có liên quan đến nơi túi mật nằm trong cơ thể. Đau có thể là dấu hiệu tắc nghẽn túi mật và các bác sỹ cần kiểm tra để xác định chính xác vấn đề.
Các vấn đề liên quan đến túi mật có thể có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào tình trạng chính xác. Tuy nhiên, đau bụng trên và khó tiêu hóa thức ăn béo là những dấu hiệu chính xác chỉ ra vấn đề về túi mật. Cần thăm khám bác sỹ để không phải lo lắng về các vấn đề bất thường của cơ quan này.
Quách Vinh
Theo Foxnews
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.