115 năm du lịch Sầm Sơn - Hành trình "bay cao, vươn xa"
(TTV) - Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hóa là nơi hội tụ nhiều ưu thế về tự nhiên, văn hoá - lịch sử và tâm linh để phát triển thành đô thị du lịch tổng hợp. Từ năm 1907, người Pháp đã bắt đầu khai thác thế mạnh của Sầm Sơn để xây dựng nơi đây thành nơi nghỉ mát lý tưởng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của du lịch Sầm Sơn. Trải qua 115 năm hình thành, phát triển, du lịch Sầm Sơn từng bước khẳng định được thương hiệu, vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch quốc gia.
![]() |
Trải qua hàng triệu năm bồi đắp, kiến tạo, thiên nhiên đã ban tặng cho Sầm Sơn - vùng đất phía Đông của tỉnh Thanh Hóa một cảnh quan vừa hùng vĩ, vừa nên thơ với núi cao, biển rộng, sông dài...
Trải qua hàng nghìn năm “quai đê, lấn biển”, lập làng, giữ đất, Nhân dân Sầm Sơn bao đời đã dựng xây nên những trầm tích văn hóa nhuốm màu huyền thoại.
![]() |
Nhận thấy lợi thế của Sầm Sơn, từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho xây dựng đường xá và những công trình hiện đại đầu tiên phục vụ nghỉ dưỡng. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của Sầm Sơn đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khai thác, phát huy phục vụ cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân lao động. Vào những năm 1954 - 1955, Sầm Sơn được chọn làm nơi đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng hàng chục vạn thương binh, bệnh binh, học sinh và gia đình cách mạng miền Nam tập kết.
![]() |
Năm 1960, trong lần thứ 3 về thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kéo lưới cùng ngư dân Sầm Sơn và nghỉ tại đền Cô Tiên. Người căn dặn: “Nếu nơi đây có một hệ thống dịch vụ khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát để tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải từ đây...”.
Thực hiện lời dạy của Bác, nhận thấy rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương là phát triển kinh tế biển, trong đó du lịch biển là trọng điểm; năm 1963, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định thành lập thị trấn Sầm Sơn; đến tháng 12 năm 1981, thành lập thị xã Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
![]() |
Bước vào thời kỳ đổi mới, được Đảng và nhà nước khuyến khích, các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế tại Sầm Sơn đã phát triển nhanh chóng. Tháng 5/1989, Sầm Sơn tổ chức hội chợ kinh tế - du lịch với chủ đề “Hè Sầm Sơn 1989: Sức khỏe - kinh tế - bạn bè”. Sự kiện này đã tạo bước ngoặt lớn cho sự phát triển của Sầm Sơn. Từ đây, du lịch, dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trọng yếu của thị xã.
![]() |
Giai đoạn 2006 – 2010, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI xác định phát triển du lịch là một trong năm chương trình Kinh tế - Xã hội trọng tâm. Chủ trương đúng đắn đã tạo điều kiện cho Sầm Sơn thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Riêng năm 2007, tổng mức đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng du lịch Sầm Sơn bằng mười năm trước đó cộng lại. Đặc biệt, năm 2007, Lễ hội 100 năm Du lịch Sầm Sơn tổ chức thành công, tạo bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử, mang tính đột phá quan trọng, đưa du lịch Sầm Sơn phát triển với dáng vóc và tầm cao mới trên bản đồ du lịch Việt Nam, cũng như trong khu vực. Năm 2010, Sầm Sơn được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch đầu tư phát triển thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia.
Năm 2017, đúng vào dịp kỷ niệm 110 năm du lịch Sầm Sơn, thị xã Sầm Sơn được nâng cấp, thành lập thành phố Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa - mở ra giai đoạn phát triển mới cho du lịch Sầm Sơn. Năm 2019, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, đây là cơ sở để thành phố đẩy mạnh khai thác phát triển sản phẩm du lịch mới trong những năm tiếp theo.
![]() |
Nếu như năm 1981, thị xã Sầm Sơn chỉ có gần 10 khách sạn, nhà nghỉ của các bộ, ngành, thì đến nay Sầm Sơn có gần 700 cơ sở lưu trú du lịch, với trên 19.000 phòng. Trong đó, có trên 100 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 đến 5 sao. Hiện nay, nhiều dự án quy mô lớn, điển hình như Dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn (giai đoạn 1, có tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đang được triển khai. Dự án này khi hoàn thành sẽ góp phần định vị không gian phát triển mới cho thành phố Sầm Sơn, sớm đưa Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển hiện đại bậc nhất của cả nước.
![]() Ông Dương Văn Mạnh, Trưởng Văn phòng đại diện Sun Group vùng Thủ đô tại Thanh Hóa cho biết "Hiện tại chúng tôi đang tổ chức cùng lúc nhiều mũi thi công, đồng thời triển khai nhiều hạng mục trong đó ưu tiên hạng mục quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội, nơi sẽ diễn ra lễ khai trương lễ hội du lịch hè và các hoạt động lễ hội khác trong suốt năm." |
Cùng với việc khai thác, phát huy thế mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng, thành phố đã và đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới, như: lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái, lễ hội ánh sáng; lễ hội carnival đường phố... Khái niệm “du lịch một mùa” đang từng bước được khắc phục. Giai đoạn 2016-2020, thành phố đón trên 22,5 triệu lượt khách, chiếm trên 50% tổng lượt khách du lịch toàn tỉnh; doanh thu đạt trên 19.200 tỷ đồng, gấp 2,78 lần giai đoạn 2011-2015. Sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, cùng với cả nước, thành phố Sầm Sơn đã có sự chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện để mở cửa du lịch, quyết tâm phục vụ du khách một cách tốt nhất.
![]() |
Vào tối mai 23/4, Chương trình Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2022 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn. Lễ hội năm nay đánh dấu hai mốc son lịch sử có ý nghĩa chính trị và văn hóa lớn đối với thành phố, đó là kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn và 5 năm thành lập thành phố.
![]() Ông Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Năm 2022, thành phố Sầm Sơn đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; xây dựng phương án quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các lễ hội, thu hút du khách về với Sầm Sơn... |
115 năm hình thành, phát triển, du lịch Sầm Sơn đã trải qua hành trình dài để tự khẳng định uy tín, thương hiệu, vươn lên trở thành đầu tàu du lịch của cả tỉnh và khu vực. Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 07 về xây dựng và phát triển thành phố Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã xác định rõ đường hướng để Sầm Sơn “bay cao, vươn xa”, trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.
Cẩm Tú - Sỹ Thảo - Đăng Tuyển/Bản tin thời sự tối ngày 22.4
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.

Các di tích văn hóa, lịch sử thu hút du khách trong dịp nghỉ lễ
Ngoài các thắng cảnh tự nhiên, Thanh Hóa còn là địa phươngcó hệ thống di tích, di sản văn hóa, lịch sử đậm đặc, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng. Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, các địa điểm này trở thành nơi tham quan, trải nghiệm ý nghĩa cho nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách
Mùa du lịch năm nay, huyện Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách. Nhằm quảng bá rộng rãi tới du khách mọi thông tin hoạt động du lịch của địa phương, vừa qua huyện đã chính thức đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn.

Tượng đài và ký ức
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực cầu Hàm Rồng là nơi giao nhau giữa tuyến đường sắt và đường bộ. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại đây, lực lượng thanh niên xung phong, nòng cốt là Đội N87 đã cùng với bộ đội, dân quân làm nên bao sự tích anh hùng, trong đó có chiến công và sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ thanh niên xung phong Tiểu đội xung kích thuộc C873, Đội N87. Vùng “đất thép” Hàm Rồng trở thành bản tráng ca được Nhân dân cả nước, bạn bè thế giới cảm phục, tự hào.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.