13 điều chưa biết về bộ phim kinh điển "Titanic"
Dù bạn có thể nghĩ rằng mình đã biết mọi thông tin về bộ phim kinh điển này, nhưng kỳ thực vẫn còn những bí mật thú vị mà ngay cả những fan phim "cứng" nhất cũng chưa thật tỏ tường về bộ phim siêu bom tấn.

Nhấn để phóng to ảnh
Bộ phim tâm lý tình cảm kinh điển của màn bạc - “Titanic” (1997) - là một trong những bộ phim thành công nhất trong lịch sử điện ảnh và đã trở thành một bộ phim mang tính biểu tượng. Dù phim đã ra mắt hơn hai thập kỷ nhưng cho tới giờ vẫn có những bí mật thú vị mà công chúng có thể chưa hề biết đến.
Bộ phim từng giành 11 giải Oscar trong đó có giải cho Phim hay nhất và cho tới giờ vẫn là một trong những phim có doanh thu lớn nhất mọi thời đại.
Dù bạn có thể nghĩ rằng mình đã biết mọi thông tin về bộ phim kinh điển này, nhưng kỳ thực vẫn còn những bí mật thú vị mà ngay cả những fan phim “cứng” nhất cũng chưa thật tỏ tường về bộ phim siêu bom tấn.

Nhấn để phóng to ảnh
Một lời bình luận từ nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson (60 tuổi) đã khiến đạo diễn James Cameron thay đổi một cảnh quan trọng trong phim.
Đạo diễn James Cameron đã thay đổi một cảnh trong bộ phim nguyên gốc “Titanic” khi phim được ra mắt trở lại theo định dạng 3D hồi năm 2012, khi ấy, đạo diễn đã thực hiện lại cảnh phim nàng Rose nằm trên cánh cửa gỗ và nhìn lên bầu trời sao.
Theo đó, nhà khoa học Neil deGrasse Tyson đã gửi email cho đạo diễn Cameron để đạo diện này hiểu rằng bầu trời sao trong cảnh phim ấy là không đúng trong thực tế nếu xét về thời gian và địa điểm. Đạo diễn Cameron đã quyết định có những điều chỉnh để cảnh phim đúng với nguyên lý khoa học.

Nhấn để phóng to ảnh
Cặp đôi cao niên nằm bên cạnh nhau khi tàu Titanic chìm dựa trên câu chuyện về một cặp đôi có thật.
Cặp đôi cao niên này dựa trên câu chuyện có thật về cặp vợ chồng nhà Straus cùng có mặt trên tàu Titanic. Ông Isidor Straus từng là chủ của một chuỗi cửa hàng tạp hóa. Ông và người vợ của mình - bà Ida - đã cùng có mặt trên chuyến tàu Titanic và cùng qua đời trong thảm kịch hàng hải.
Vợ chồng ông bà Straus đã được khắc họa bởi hai diễn viên cao niên Lew Palter và Elsa Raven trong một cảnh phim kể về một cặp đôi cao niên không được đề cập tên tuổi, họ đã ở cạnh nhau một cách bình thản và ngập tràn yêu thương trong những giờ phút cuối cùng khi con tàu Titanic chìm xuống đại dương.

Nhấn để phóng to ảnh
Bức vẽ khắc họa nàng Rose khỏa thân đeo sợi dây chuyền Trái tim Đại dương được thực hiện bởi chính đạo diễn của phim - James Cameron.
Bức vẽ trong phim là do chàng Jack (nhân vật của Leonardo DiCaprio) thực hiện, nhưng trong thực tế, bức vẽ được hoàn tất bởi chính đạo diễn James Cameron. Bức vẽ phác họa từng được sử dụng trong phim đã được đem bán đấu giá hồi năm 2011 và đạt mức 16.000 USD.

Nhấn để phóng to ảnh
Đạo diễn James Cameron đã dành nhiều thời gian để ở bên xác tàu Titanic trong thực tế.
Đạo diễn James Cameron từng chia sẻ trong nhiều cuộc phỏng vấn rằng ông đã dành nhiều thời gian để ở bên xác tàu Titanic dưới đáy đại dương để có thể thâu tóm được cảm nhận về con tàu trong thực tế.
Đạo diễn Cameron cũng đồng thời là một người yêu lặn biển và vì vậy, ông đã lặn xuống xem xác tàu Titanic nhiều lần trước khi bắt tay vào làm phim.

Nhấn để phóng to ảnh
Bộ phim tốn kém khoảng 200 triệu USD trong quá trình thực hiện, điều đó đồng nghĩa với hơn 1 triệu USD kinh phí sản xuất đối với mỗi phút phim.
Sau khi biên tập, “Titanic” còn khoảng 195 phút phim. Điều này có nghĩa giá sản xuất cho mỗi phút phim vào khoảng hơn 1 triệu USD. Trong suốt quá trình sản xuất, những người đứng đầu hãng phim và đạo diễn James Cameron đã có rất nhiều tranh cãi vì độ dài của bộ phim và kinh phí thực hiện bị “đội lên” nhiều so với dự kiến ban đầu.

Nhấn để phóng to ảnh
Phần lớn thiết kế phim trường là chính xác so với thực tế.
Ê-kíp làm phim đã hợp tác với những người nghiên cứu về nội thất tàu Titanic đến từ công ty hàng hải White Star Line, đây chính là công ty đã từng thiết kế và thực hiện trang trí nội thất cho con tàu Titanic trước đây. Một đội kỹ sư đã được cử tới để thực hiện thiết kế cho phim trường “Titanic”.
Đạo diễn James Cameron yêu cầu sử dụng những nguyên vật liệu chân thực và gần giống nhất với những gì đã từng được thực hiện cho tàu Titanic, thậm chí để tạo cảm nhận chân thực, ông còn yêu cầu những món đồ nhỏ nhặt dù không được lên hình cũng phải được gắn logo của hãng White Star Line như trong thực tế trên tàu Titanic năm xưa.

Nhấn để phóng to ảnh
Trứng cá tầm Beluga đã được sử dụng trong cảnh phim khắc họa tiệc tùng trên khoang hạng nhất.
Đạo diễn Cameron đã không ngần ngại chi mạnh tay để những cảnh ăn uống trên khoang hạng nhất diễn ra chân thực nhất có thể. Một số diễn viên phụ đã may mắn được phục vụ món trứng cá tầm Beluga trong những cảnh ăn uống, tiệc tùng trên khoang hạng nhất, đây là một món ăn đắt đỏ với mức giá dao động trong khoảng từ 3.200 USD đến 4.500 USD cho khoảng nửa cân trứng cá tầm.

Nhấn để phóng to ảnh
Khi đóng phim “Titanic”, Leonardo DiCaprio thường mang thằn lằn - thú cưng của anh khi ấy - tới phim trường.
Mỗi khi nghỉ giải lao, người ta lại thấy nam diễn viên Leonardo DiCaprio xuất hiện bên chú thằn lằn có tên Blizzard - thú cưng thân thiết của Leo khi ấy.

Nhấn để phóng to ảnh
Một trong những lời thoại đáng nhớ trong phim đã được ứng khẩu trên phim trường.
Câu thoại đầy phấn khích của nam diễn viên Leonardo DiCaprio khi hóa thân thành chàng Jack: “Ta là vua của thế giới này!” (“I'm king of the world!”) do nam diễn viên tự nghĩ ra. Nhân vật Jack đã hét vang lên câu thoại này khi anh đứng ở đầu mũi tàu Titanic.

Nhấn để phóng to ảnh
Ở những ngày quay cuối cùng, một người nào đó đã bỏ chất kích thích vào trong nồi thức ăn phục vụ cho đoàn phim, đây là một loại chất kích thích có khả năng gây ảo giác.
Sự việc này đã khiến hơn 80 thành viên trong ê-kíp làm phim cảm thấy bất thường và trải qua ảo giác. Nhiều người đã nhập viện kiểm tra, dù vậy không ai bị ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Khi đạo diễn James Cameron phát hiện ra chuyện gì đang xảy ra, ông đã ép mình phải... nôn bữa trưa vừa ăn ra ngay.

Nhấn để phóng to ảnh
Đạo diễn James Cameron có một nhóm 150 diễn viên quần chúng, những người này dù không có lời thoại nào, nhưng ông vẫn đặt tên nhân vật và tạo dựng câu chuyện cuộc đời cho từng người.
Trong phim có rất nhiều diễn viên quần chúng, số lượng nhóm diễn viên quần chúng “cứng cựa” lên tới 150 người, những người này cùng tham gia một khóa học để có lối hành xử đúng với thập niên 1910.
Những diễn viên quần chúng “cứng cựa” này được đạo diễn Cameron đặt tên và gây dựng câu chuyện cuộc đời cho từng người, để khi xuất hiện trong khuôn hình, họ có thể tự tin và hiểu nhân vật của mình là ai, cần biểu đạt điều gì và như thế nào.
Việc này được thực hiện rất cầu kỳ, cẩn thận dù rằng đa số các diễn viên quần chúng này không cần phải thốt lên một lời thoại nào mà chỉ đôi khi xuất hiện trong khuôn hình một cách thoáng qua.

Nhấn để phóng to ảnh
Nhân vật Jack được xây dựng một phần dựa trên cuộc đời của nhà văn nổi tiếng.
Nhân vật Jack Dawson (nam diễn viên Leonardo DiCaprio) được lấy cảm hứng từ nhà văn nổi tiếng Jack London, ông sống trong thời kỳ xảy ra vụ chìm tàu Titanic và được biết tới với những tác phẩm văn học như “Tiếng gọi nơi hoang dã” hay “Nanh trắng”.
Jack London đã dành một phần tuổi trẻ của mình để làm thủy thủ lênh đênh trên biển và tham gia cơn sốt đào vàng Klondike ở Canada hồi cuối thế kỷ 19.

Nhấn để phóng to ảnh
Jack có thể cùng ở trên cánh cửa gỗ với Rose.
Đã có những nghiên cứu khoa học mang tính... hài hước chứng minh rằng cánh cửa gỗ hoàn toàn có thể giúp cả Jack và Rose cùng sống sót. Đây là một câu chuyện tranh cãi bên lề khá thú vị xoay quanh bộ phim, nhiều người cho rằng cánh cửa đủ chỗ cho cả Jack và Rose, và cái chết của chàng Jack là quá đáng tiếc, thậm chí là… không cần thiết.
Trước nay, đạo diễn James Cameron luôn cho rằng cái chết của Jack là một chi tiết cần thiết cho cái kết của bộ phim, cái chết ấy góp phần làm nên tính kinh điển cho bộ phim, vì vậy, ông không muốn tranh cãi với những lý luận khoa học mà nhiều người đưa ra, rằng Jack đáng lẽ đã có thể sống.
Thực tế, các nghiên cứu xoay quanh cái chết của Jack mang nhiều ý nghĩa hài hước của khoa học. Cũng có một số nghiên cứu khẳng định rằng nếu cánh cửa được làm bằng chất liệu gỗ sồi thì nó sẽ chìm nếu cả hai người trưởng thành cùng ở trên đó.
Bích Ngọc/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.