ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

350 ngàn 1 múi sầu riêng: Xếp hàng tranh mua như iPhone X

Loại quả có gai và mùi "kinh khủng" tại các nước Đông Nam Á nhưng lại khiến Trung Quốc thèm thuồng. Nhu cầu về loại quả này ngày càng tăng tại Trung Quốc nên các nước như Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam đang tìm cách xuất khẩu.

06/12/2018 09:36

"Cơn thèm sầu" của Trung Quốc

Sầu riêng từng được gọi là “vua của trái cây”, theo nhà thiên văn học người Anh thế kỷ 19 Alfred Russel Wallace. Đây là loại quả có mùi đặc trưng, đã bị cấm tại các khách sạn và phương tiện giao thông công cộng khắp châu Á hay các sân bay, bệnh viện. Tuy nhiên, sầu riêng lại khiến người Trung Quốc phát cuồng.

Theo chuyên gia về thực phẩm và đồ uống Loris Li thuộc công ty nghiên cứu thị trường Mintel Group (Thượng Hải), người Trung Quốc dùng sầu riêng trong nhiều món ăn khác nhau, từ sữa chua, cà phê đến bánh quy và cả pizza.

Một số người nói rằng bây giờ ở Trung Quốc có hai thứ mà người ta sẵn sàng xếp hàng để mua là iPhone X và sầu riêng . Một quả sầu riêng thường tách ra được 5 khía, mỗi khía ở Trung Quốc có giá khoảng 100 nhân dân tệ, tương đương 15 USD.


Sầu riêng các nước Đông Nam Á đang hướng tới thị trường Trung Quốc

Sầu riêng các nước Đông Nam Á đang hướng tới thị trường Trung Quốc

Người Trung Quốc ngày càng giàu và nhu cầu các sản phẩm cao cấp cũng tăng theo. Sầu riêng có mặt ở tất cả các cửa hàng hoa quả ở Trung Quốc.

Số liệu của Liên hiệp quốc cho thấy, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc tăng trung bình 26% mỗi năm trong thập kỷ qua, đạt giá trị 1,1 tỷ USD vào năm 2016. Nhu cầu cao tại Trung Quốc đã đẩy giá sầu riêng tăng 20 lần trong 4 năm qua. Thị trường sầu riêng Trung Quốc hiện trị giá khoảng 12.000 tỷ đồng và vẫn đang tăng.

Thái Lan hiện là nước duy nhất được phép xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc bao gồm quả tươi hoặc đông lạnh. Thông qua tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới Alibaba, Thái Lan và Trung Quốc đã ký kết quyết định trao đổi hàng hoá hai bên.

Trung Quốc, tính cả Hong Kong, nhập khẩu nhiều sầu riêng nhất. Trung Quốc mua gom khoảng từ 80 đến 90% tổng lượng sầu riêng Thái Lan tính đến năm 2016. Nhu cầu từ Trung Quốc quá lớn cũng khiến cho doanh số bán nội địa giảm.

Một thỏa thuận mới đây giữa chính phủ Malaysia và Trung Quốc đã cho phép nông dân Malaysia xuất khẩu sầu riêng đông lạnh trực tiếp sang nước này từ tháng 1 năm sau.

Thực tế, để xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc không hề dễ dàng. Trung Quốc đang từng bước thể hiện nước này không còn là thị trường dễ tính bằng các rào cản kỹ thuật.

Đường vòng của trái sầu riêng

Từ ngày 1/4/2018, Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu hoa quả trong nước, khi làm thủ tục xin Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu, phải cung cấp thêm hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm. Thông tin bao gồm: tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

Nông dân Malaysia bị cấm xuất khẩu sầu riêng tươi vào Trung Quốc, mà phải xuất dạng tách múi sẵn. Nguyên nhân là do họ chờ sầu riêng chín và rụng xuống đất để nhặt thay vì chủ động hái trước từ trên cây. Điều này làm Trung Quốc lo ngại nguy cơ dơ bẩn và côn trùng tiếp cận vào quả sầu riêng.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad bày tỏ quyết tâm: “Đã đến lúc trồng sầu riêng trên quy mô lớn và có hệ thống. Riêng Trung Quốc có 1,4 tỷ người thưởng thức trái cây này”. Malaysia đã hướng dẫn nông dân làm mạng lưới dây để buộc quả sầu riêng, tránh nó rơi chạm đất khi chín.


Sầu riêng được chế biến thành nhiều món khác nhau

Sầu riêng được chế biến thành nhiều món khác nhau

Theo Nikkei, năm 2017, xuất khẩu sầu riêng Thái Lan thay đổi bước ngoặt khi Việt Nam bất ngờ vượt qua Trung Quốc, trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất sầu riêng Thái Lan. Lượng xuất khẩu sầu riêng từ Thái Lan sang Trung Quốc giảm 29% trong khi đó xuất khẩu sang Việt Nam tăng gấp 3 lần, lên 256 nghìn tấn. Con số này cao gấp 26 lần so với 3 năm trước đó.

Thực tế, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu tỉnh Chanthaburi, trong số sầu riêng xuất sang Việt Nam, có đến 80 hoặc 90% sầu riêng được tái xuất sang Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Thái Lan chỉ đang mượn Việt Nam là nơi để tạm nhập và tái xuất sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Trong khi đó, thị trường sầu riêng tại Việt Nam cũng đang có nhiều biến động. Giá sầu riêng mà thương lái mua giảm hơn một nửa so với hàng năm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu của sầu riêng Việt Nam và hầu hết đều qua con đường tiểu ngạch.

Theo Nam Hải
VietnamNet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

07:50 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 4/2024 xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1,8 tỷ USD.

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

07:43 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

07:40 , 06/05/2024

Trong tờ trình gửi Quốc hội mới đây nhất, Chính phủ đã đề xuất xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024, tính từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

10:03 , 05/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may. Quý 1/2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã xuất khẩu được hơn 91,3 triệu sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

09:40 , 05/05/2024

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc khơi thông dòng chảy tín dụng, mới đây Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.