ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

5 đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại đã kết thúc thế nào?

Dưới đây là 5 đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại cũng như cách thức mà chúng kết thúc với sự ra đời của các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.

28/03/2020 07:12

Khi nền văn minh của con người ngày càng phát triển thì cũng có ngày càng nhiều dịch bệnh xuất hiện. Việc một số lượng lớn người sống cùng nhau và gần với các loài động vật trong khi các yêu cầu về vệ sinh và dinh dưỡng không được đáp ứng chính là nguồn cơn khiến bệnh tật sinh sôi. Cùng với đó, khi mà ngày càng nhiều tuyến đường thông thương, buôn bán, trao đổi được mở ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc con đường lây nhiễm của bệnh tật ngày càng lan rộng, tạo nên những đại dịch toàn cầu đầu tiên.

5 dai dich khung khiep nhat lich su nhan loai da ket thuc the nao? hinh 1

Cảnh tượng trên đường phố London trong Đại dịch Hạch năm 1665. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, sau khi trải qua các đại dịch, con người dần biết cách hạn chế sự lây lan và ngăn chặn dịch bệnh với sự ra đời của các biện pháp như cách ly, nghiên cứu y tế cộng đồng hay tìm ra vaccine. Dưới đây là cách thức mà 5 đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại đã kết thúc.

Đại dịch hạch Justinian – Không còn ai để chết

3 trong số những đại dịch chết chóc nhất từng được ghi nhận trong lịch sử đều do một loại vi khuẩn gây nên mang tên Yersinia pestis, hay còn gọi là vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch. Người nhiễm vi khuẩn gây bệnh từ các loại động vật gặm nhấm như thỏ, chuột,… thông qua vật chủ trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn.

Dịch hạch Justinian có thể đã bắt nguồn từ Ai Cập vào năm 541 sau Công Nguyên và sau đó lan ra các lục địa khác qua những con tàu thương mại có những con chuột mang bọ chét nhiễm bệnh. Khi dịch bệnh này đến thủ đô Constantinople của Đế chế Byzantine, nó đã khiến khoảng 300.000 người tử vong trong năm đầu tiên.

Đại dịch Justinian cũng được coi là đại dịch đầu tiên từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại khi lan rộng khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi và thế giới Arab.

"Mọi người thực sự không biết cần phải làm gì để đối phó với dịch bệnh này ngoại trừ việc tránh xa những người bị ốm”, Thomas Mockaitis, một nhà sử học tại Đại học DePaul nhận định.

Đại dịch hạch Justinian chỉ kết thúc khi nó khiến khoảng 30 - 50 triệu người tử vong, tương đương với một nửa dân số thế giới lúc bấy giờ.

Cái chết Đen – Sự ra đời biện pháp cách ly

Dịch hạch là một cơn ác mộng trong lịch sử nhân loại nhưng nó chưa thực sự kết thúc khi 800 năm sau, dịch bệnh này đã quay trở lại và khiến châu Âu "oằn mình" trong "Cái chết Đen" (Black Death) năm 1347 với 200 triệu người tử vong chỉ trong vòng 4 năm.

Tuy nhiên, "Cái chết Đen" cũng đánh dấu lần đầu tiên biện pháp cách ly được thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh.

Vào thời điểm đó, người dân vẫn chưa có những hiểu biết khoa học về sự lây lan của dịch bệnh nhưng họ biết có một vài điều họ có thể làm để hạn chế điều này. Đó là lý do tại sao những quan chức với suy nghĩ đi trước thời đại ở thành phố cảng Ragusa đã quyết định cách ly các thủy thủ mới đến đây cho đến khi họ có thể chứng minh rằng mình không bị ốm.

Đầu tiên, các thủy thủ sẽ ở trên tàu của họ trong vòng 30 ngày theo quy định của một luật lệ gọi là "tretino". Sau đó, các nhà chức trách đã quyết định tăng thời gian cách ly lên 40 ngày trong luật mới gọi là "quarantino", nguồn gốc của từ "quarantine" (nghĩa là cách ly) trong tiếng Anh và dần trở thành tên gọi của một biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.

"Điều đó thực sự đã có hiệu quả" trong việc ngăn chặn sự lây lan và chấm dứt dịch bệnh, nhà sử học Mockaitis khẳng định.

Đại dịch hạch London – Cách ly những người nhiễm bệnh

London chưa bao giờ có một "khoảng nghỉ" trước những cuộc tấn công của dịch hạch sau Cái chết Đen. Dịch hạch cứ 20 năm lại xuất hiện một lần tại đây suốt từ năm 1348 - 1665 với 40 đợt bùng phát trong vòng 300 năm. Mỗi lần đợt bùng phát dịch hạch mới diễn ra thì 20% đàn ông, phụ nữ và trẻ em sống tại thủ đô của nước Anh đã tử vong vì mắc phải dịch bệnh quái ác này.

Vào đầu những năm 1500, Anh đã thực hiện bộ luật đầu tiên yêu cầu tách riêng và cách ly những người bị bệnh. Những gia đình bị dịch bệnh tấn công sẽ được đánh dầu bằng một kiện cỏ được treo trên một cây gậy bên ngoài. Nếu người nào có người thân mắc dịch hạch, người đó sẽ phải mang theo một cây gậy trắng khi đến nơi công cộng. Đại dịch hạch năm 1665 là đợt bùng phát dịch bệnh cuối cùng nhưng cũng là một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất kéo dài hàng thế thế kỷ, khiến 100.000 người London thiệt mạng chỉ trong vòng 7 tháng.

Tất cả các hoạt động vui chơi giải trí nơi công cộng đều bị nghiêm cấm và các bệnh nhân đều bắt buộc phải ở trong nhà để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Mặc dù việc “giam” những người bị bệnh trong nhà và chôn các thi thể trong những ngôi mộ tập thể bị coi là dã man nhưng đó là cách duy nhất thời bấy giờ để khiến những đợt bùng phát cuối cùng của dịch bệnh chết chóc này kết thúc.

Bệnh đậu mùa – Tìm ra vaccine

Đậu mùa là dịch bệnh đã lan rộng ở khắp châu Âu, châu Á, và các nước Arab trong hàng thập kỷ, trở thành nỗi ám ảnh trong lịch sử nhân loại. Cứ 10 người mắc bệnh đậu mùa thì có 3 người chết trong khi những người còn lại đều dày đặc những vết sẹo.

Những người bản xứ ở Mexico và Mỹ không có miễn dịch tự nhiên trước bệnh đậu mùa và virus này đã khiến hàng chục triệu người tại đây thiệt mạng.

"Chưa có sự tàn phá dân số nào trong lịch sử nhân loại khủng khiếp như những gì từng xảy ra ở châu Mỹ khi 90 - 95% người dân bản xứ bị xóa sổ trong vòng 1 thế kỷ", nhà sử học Mockaitis cho biết, đồng thời thông tin thêm: "Dân số Mexico đã giảm từ 11 triệu người trước dịch bệnh xuống còn 1 triệu người".

Hàng thế kỷ sau, đậu mùa đã trở thành đại dịch đầu tiên do virus gây nên kết thúc nhờ vào việc tìm ra vaccine. Vào cuối thế kỷ 18, một bác sĩ người Anh tên là Edward Jenner đã đặt nền móng cho việc sử dụng vaccine để ngăn ngừa dịch bệnh với con người. Năm 1796, Jenner đã tiến hành một thí nghiệm khi lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của một cô gái chăn bò rồi cấy vào cánh tay của cậu bé 9 tuổi khỏe mạnh - con trai người làm vườn của ông. Sau đó, Jenner đã tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu bé nhưng cậu bé này không hề bị bệnh.

Nhờ phát hiện của Edward Jenner, gần 2 thế kỷ sau, năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh đậu mùa hoàn toàn bị xóa sổ khỏi Trái Đất.

Dịch tả - Chiến thắng của khoa học nghiên cứu y tế cộng đồng

Vào khoảng đầu cho tới giữa thế kỷ 19, dịch tả đã hoành hành khắp nước Anh và khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Lý thuyết thời bấy giờ đã giải thích dịch bệnh này do một loại ám khí gọi là "miasma" gây nên. Tuy nhiên, một bác sĩ người Anh tên là John Snow đã đặt nghi vấn về căn bệnh bí ẩn này có thể liên quan đến nguồn nước của London khi dịch bệnh khiến các nạn nhân tử vong chỉ trong một vài ngày với những triệu chứng đầu tiên.

Bác sĩ Snow đã hành động giống như một "thám tử khoa học" khi nghiên cứu hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân tại các bệnh viện cũng như xem xét các báo cáo của nhà xác để theo dõi các địa điểm chính xác bùng phát dịch bệnh này. Ông đã tạo nên một biểu đồ địa lý các ca tử vong vì dịch tả trong thời gian 10 ngày và phát hiện ra một ổ dịch 500 ca tử vong quanh một máy bơm nước ở  Broad Street - một giếng nước phổ biến trong thành phố mà người dân hay tới uống nước.

"Ngay sau khi tôi xem xét kỹ tình hình và mức độ tăng vọt của các ca bệnh tả, tôi đã đặt nghi vấn về một số nguồn nước bị nhiễm bẩn ở Broad Street", Snow viết.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, bác sĩ Snow đã thuyết phục các nhà chức trách địa phương dời máy bơm nước trên đường Broad Street và như một điều thần kỳ, các ca nhiễm đã giảm hẳn.

Những hành động của Snow không chấm dứt dịch tả sau một đêm nhưng những nỗ lực này đã giúp mọi người trên thế giới chú ý hơn đến hệ thống vệ sinh đô thị và bảo vệ nguồn nước không bị nhiễm bẩn.

Mặc dù dịch tả đã được xóa sổ phần lớn tại các quốc gia phát triển nhưng nó vẫn là "kẻ giết người" thầm lặng ở những quốc gia thuộc thế giới thứ 3, những nước thiếu hệ thống xử lý chất thải phù hợp và gặp hạn chế trong việc tiếp cận nguồn nước uống sạch./.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

11:37 , 25/04/2024

Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010 đang gây ra căng thẳng thương mại trên toàn thế giới.

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

11:36 , 25/04/2024

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho hay, châu Á là "khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới" trong năm 2023, trong đó lũ lụt và bão là nguyên nhân chính gây thương vong về người và thiệt hại cho nền kinh tế.

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

11:34 , 25/04/2024

Theo kết quả khảo sát được tổ chức S&P Global công bố mới đây, hoạt động kinh doanh của Mỹ đã chậm lại trong tháng 4/2024, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng, do nhu cầu yếu hơn, trong khi giá đầu vào vẫn tăng mạnh.

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

11:33 , 25/04/2024

Chỉ vài giờ sau khi Quốc hội Anh bỏ phiếu phê chuẩn dự luật cho phép đưa người nhập cư trái phép vào nước này tới Rwanda ), Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu đã vừa đồng loạt yêu cầu chính phủ Anh “xem xét lại kế hoạch” trục xuất người di cư đến Rwanda.

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

11:31 , 25/04/2024

Trong 24 giờ qua, 800.000 người dân tại nhiều thành phố Argentina, trong đó đa phần là sinh viên, đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách cắt giảm ngân sách đầu tư cho các trường đại học công lập của chính phủ Tổng thống Javier Milei. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" hà khắc của chính phủ Argentina kể từ khi Tổng thống Milei nhậm chức vào ngày 10/12/2023.

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

23:13 , 24/04/2024

Ngày 23/4, các nghị sỹ Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua các quy định mới về ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy đầu tư song song với duy trì kiểm soát chi tiêu công. Khi được 27 nước thành viên EU thông qua, quy định mới dự kiến được áp dụng cho ngân sách 2025.

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.