5 điểm tựa phát triển của bất động sản Biên Hòa
Kinh tế tăng trưởng tốt, thu hút vốn đầu tư tăng mạnh, hạ tầng giao thông đột phá… là những yếu tố quan trọng tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản Biên Hòa.
“Thành phố đối trọng” của TP. Hồ Chí Minh
Biên Hòa là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu của tỉnh Đồng Nai, bình quân từ 12 – 15%/năm. Hiện nay, hệ thống tiện ích, dịch vụ thành phố Biên Hòa phát triển rất đa dạng từ trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế cho đến trung tâm hội nghị - khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm quy mô lớn, khu du lịch sinh thái. Với vị trí liền kề TPHCM, kinh tế tăng trưởng nhanh, lại đầy đủ tiện ích phục vụ mọi nhu cầu cuộc sống, Biên Hòa đang dần mở rộng không gian phát triển như một đối trọng của TPHCM tạo nên một lõi trung tâm phồn thịnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Vốn chảy mạnh vào bất động sản
Từ đầu năm đến nay, đã có 1,2 tỉ USD vốn FDI được các doanh nghiệp giải ngân đầu tư vào tỉnh Đồng Nai; trong đó phần lớn dự án tập trung tại thành phố Biên Hòa. Hiện tại, 13 khu công nghiệp của Biên Hòa đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 90%. Một số khu công nghiệp như Amata còn dự kiến mở rộng thêm để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Đáng chú ý, gần đây dòng vốn FDI có xu hướng chảy mạnh vào lĩnh vực bất động sản và thương mại - dịch vụ. Nhiều tập đoàn lớn như Aeon (Nhật Bản), Auchan (Pháp), Keppel Land đã lên kế hoạch xây dựng trung tâm thương mại, khu đô thị thông minh tại đây. Mới đây nhất, 14 tập đoàn đến từ Hong Kong, Hoa Kỳ, Anh, Đức và Thái Lan cũng đã đến tìm hiểu và lên kế hoạch phát triển khu đô thị phức hợp quy mô 200 ha tại Biên Hòa.

Giao thông đột phá
Những năm gần đây, thành phố Biên Hòa rất chú trọng đầu tư hệ thống giao thông. Chỉ riêng năm 2018, thành phố đã dành ngân sách lên đến 36.000 tỉ đồng xây dựng đường trục trung tâm hành chính Biên Hòa, đường ven sông Cái, tuyến nối đường Bùi Hữu Nghĩa với quốc lộ 1K, nút giao ngã tư Tân Phong…giúp tạo ra một diện mạo mới cho Biên Hòa.
Ngoài ra, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên cũng đã được quyết định sẽ kéo dài đến Biên Hòa khi đi vào hoạt động không chỉ giúp việc lưu thông trở nên thuận tiện mà còn làm gia tăng giá trị cho thị trường bất động sản Biên Hòa. Trong thời gian tới, một loạt công trình lớn tại đây còn được triển khai đầu tư như cao tốc và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đại lộ Bắc Sơn - Long Thành, các tuyến đường vành đai, cầu kết nối với quận 9 và sân bay quốc tế Long Thành sẽ hợp thành một hệ thống giao thông hiện đại, tạo động lực cho thị trường bất động sản bùng nổ.

Dân số “vàng”
Với con số thống kê hơn 1,2 triệu người, Biên Hòa là thành phố đông dân đứng thứ 2 của khu vực phía Nam, chỉ sau TPHCM. Trong đó, hơn 60% dân số đang ở độ tuổi lao động và mỗi năm con số này có xu hướng tăng mạnh do còn đón nhận thêm một lượng lớn chuyên gia, kỹ sư, doanh nhân và tri thức trẻ đến làm việc tại các khu công nghiệp. Dân số trẻ cùng mức thu nhập bình quân đầu người hơn 103 triệu đồng/người/năm cho thấy nhu cầu về nhà ở cũng như sử dụng dịch vụ, tiện ích của người dân Biên Hòa đang rất lớn. Đây là cơ hội cho thị trường bất động sản phát triển ngày càng sôi động hơn.
Trung tâm liên kết vùng
Theo định hướng phát triển, thành phố Biên Hòa sẽ tập trung mở rộng không gian đô thị theo cấu trúc chuỗi đô thị đa trung tâm dọc sông Đồng Nai, kéo dài về hướng Nam gắn với sân bay quốc tế Long Thành và phía Tây gắn với TPHCM. Đây là yếu tố quan trọng không chỉ giúp thành phố Biên Hòa khoác lên mình một diện mạo mới mà còn mở ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản khu vực vành đai như Hóa An, Phước Tân, Tân Hòa… phát triển.
Xét ở góc độ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Biên Hòa cũng có vị trí trung tâm liên kết tứ giác kinh tế chủ lực gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây cũng là đầu mối giao thông về đường thủy, đường sắt, đường bộ và trong tương lai còn có đường hàng không. Nền tảng này đảm đảo cho Biên Hòa phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
Minh Nguyệt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.