5 kỹ năng quan trọng nhất doanh nghiệp Nhật yêu cầu ở lao động Việt Nam
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản cho biết những điểm nổi bật khi đầu tư vào Việt Nam là chi phí nhân công rẻ và nguồn lao động dồi dào, thêm vào đó là chất lượng nguồn lao động cao.
Chiều ngày 20/1/2021, tại trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng với Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội cùng các bên liên quan về vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực cho làn sóng đầu tư mới, cụ thể trong phiên thảo luận này tập trung vào nguồn đầu tư và nhân lực hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Để chuẩn bị cho làn sóng đầu tư vào Việt Nam, chúng ta cần phải chuẩn bị nhân lực, công nghiệp phụ trợ, năng lượng, thủ tục hành chính… Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH làm việc cùng với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản để nắm bắt nhu cầu đầu tư cũng như nguồn nhân lực cần thiết tại Việt Nam để đáp ứng, đón đầu làn sóng đầu tư.
Tại buổi làm việc, ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội nhấn mạnh, vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của các chủ sử dụng lao động nói chung, trong đó có các doanh nghiệp FPI là vấn đề bức thiết được đặt ra.
"Các doanh nghiệp Nhật bản đang làm việc tại Việt Nam lâu dài hẳn đã rất rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam về vấn đề này trong thời gian qua. Đặc biệt là trong năm 2020 vừa qua chỉ thị của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kĩ năng nghề tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia; bên cạnh đó là xác định ngày 4/10 hàng năm là Ngày kỹ năng lao động Việt Nam để khẳng định giá trị, vai trò của lao động có kỹ năng và định hướng phát triển trong thời gian tới", ông Trương Anh Dũng nói.
Ông Dũng khẳng định giáo dục nghề nghiệp xác định rằng, hợp tác với các doanh nghiệp là giải pháp hết sức quan trọng để cung cấp nhân lực có kỹ năng cho thị trường lao động. Do vậy hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đang tích cực phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản để tổ chức đào tạo lao động có tay nghề.
Tại đây, đại diện tổ chức JETRO Nhật Bản (Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản) cho biết những điểm nổi bật khi đầu tư vào Việt Nam là chi phí nhân công rẻ và nguồn lao động dồi dào, thêm vào đó là chất lượng nguồn lao động cao.
Tuy nhiên, một số vấn đề gần đây là chi phí nhân công đang có xu hướng tăng và tỉ lệ người lao động nghỉ việc khá cao. Ngoài ra, nguồn nhân lực cho công nghiệp phụ trợ vẫn đang thiếu hụt.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn giảm chi phí cho nên rất muốn nâng cao tỉ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế để hiện thực hóa mong muốn này không dễ dàng.
Đại diện này chia sẻ khảo sát của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản 2019 tại Hội chợ việc làm dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội cho thấy các kỹ năng cần thiết nhất đối với lao động Việt Nam vào làm cho các doanh nghiệp Nhật là: trình độ tiếng Nhật (49%); kỹ năng giao tiếp (39%); chuyên môn (33%); khả năng linh hoạt, hợp tác, thích ứng (24%); định hướng hành động (24%).
Đại diện tổ chức IEVJ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam chia sẻ rằng thực tế đa số lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc 3-5 năm làm những công việc đơn giản, chưa đi sâu vào kĩ năng. Chính vì vậy, để hoàn thiện chính sách phối hợp giữa 2 nước về chiều sâu, nâng cao tỉ lệ xuất khẩu lao động có trình độ, tham gia vào những công việc có hàm lượng kĩ thuật cao, học tập được nhiều kĩ năng hơn.
Đồng thời, đại diện này cũng cho rằng cần phải đánh giá đúng hơn những kĩ năng "không thành văn" mà lao động Việt Nam học được tại Nhật Bản như là: kinh nghiệm sống, hiếu biết văn hóa... để tạo cơ hội việc làm cho nguồn lao động này sau khi trở về nước.
Vấn đề nâng cao kĩ năng, tay nghề của lao động Việt Nam được bàn thảo kĩ lưỡng tại buổi làm việc này. Đại diện doanh nghiệp hay các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục đều đưa ra các bài học từ thực tiễn và những ý tưởng để thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp.
Kết lại buổi làm việc, các bên khẳng định sẽ có những giải pháp, kế hoạch cụ thể về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật bản.
Mai Châm/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lái xe an toàn, vì tương lai xanh
Chiều ngày 31/3, trường THPT Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh và đại lý phân phối Vinfast Chung Dung tổ chức chương trình tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, trải nghiệm giao thông an toàn, bảo vệ môi trường với chủ đề “Phủ xanh trường học – Lái xe an toàn, vì tương lai xanh”.
![[Infographic] Thanh Hóa phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/3/31/tieude-1743385237073178844570-0-0-731-1170-crop-1743385243297640680249.jpg)
[Infographic] Thanh Hóa phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026
Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 858/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 3-4/6/2025.

Các mốc thời gian quan trọng khi xét tuyển đại học năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, nêu các mốc thời gian xét tuyển đại học với các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý.

Nhiều điểm mới trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi về nội dung cũng như cách thức thi. Bởi đây là năm đầu tiên tổ chức thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trước những điểm mới của kỳ thi, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những thay đổi trong dạy và học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Dân tộc nội trú
Là trường chuyên biệt với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ người dân tộc thiểu số cho địa phương, những năm qua, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Quan Sơn, không chỉ là nơi ươm mầm tri thức mà còn là ngôi nhà thứ hai của nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số. Với sứ mệnh “dạy chữ, rèn người”, nhà trường luôn đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng niềm tin và kỳ vọng của phụ huynh, học sinh.

Miễn học phí: phụ huynh, học sinh vùng cao háo hức chờ mong
Bộ Chính trị quyết định bắt đầu từ năm học 2025 - 2026, thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Sau khi quyết định được ban hành, hàng triệu người dân vui mừng phấn khởi. Đặc biệt, với đồng bào dân tộc thiểu số, việc miễn học phí không chỉ giúp giảm gánh nặng kinh tế mà còn tiếp thêm động lực để con em họ đến trường.

Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ
Những năm gần đây, nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng gia tăng, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm ngoại ngữ ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, để các trung tâm này thực sự phát huy hiệu quả, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các ngành chức năng, các cấp chính quyền trong công tác quản lý.

Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.

Trường THPT Lam Sơn đạt 3 giải thưởng trong cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
Tại cuộc thi nghiên cứu Khoa học, Kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024 - 2025, trường THPT Chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 3 giải thưởng, gồm 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải triển vọng.

Giúp thế hệ trẻ thêm yêu lịch sử
Tự hào truyền thống, trân trọng hiện tại, nỗ lực vươn tới tương lai tốt đẹp hơn - đó là mục tiêu của việc giáo dục lịch sử cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công tác giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ đã được các cấp, ngành, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động…
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.