5 tác hại khi hít khói nhang
Thắp nhang để cúng lễ hoặc để sử dụng như một loại liệu pháp mùi hương ở các cơ sở làm đẹp là việc làm khá phổ biến. Nhưng hít khói nhang trong một không gian kín có thể gây ra những tác động xấu cho sức khoẻ.
Khi đốt nhang, khói nhang chứa những chất có thể gây ung thư. Khói nhang đi vào cơ quan hô hấp có chứa benzen, carbonyl, và những poly-hydrocarbon thơm. Đây là những chất nguy hiểm cho sức khoẻ.
2. Kích ứng mắt và da
Khói nhang cũng có thể gây kích ứng mắt và da, đặc biệt là đối với những người da nhạy cảm. Khi ở trong môi trường mù mịt khói hương lâu sẽ khiến da trở nên khô, ngứa và đỏ.
3. Viêm phổi
Viêm phổi cũng có thể xảy ra do hít phải khói nhang. Đặc biệt đối với những người có hô hấp nhạy cảm, dễ bị dị ứng và những người bị hen.
4. Bệnh hô hấp
Hít khói nhang cũng giống như việc tống một số chất hóa học vào đường hô hấp. Các khí CO2, SO2, Nox, formaldehyde trong khói hương có thể dẫn đến ho, chảy nước mắt, choáng vắng, nhức đầu, khó thở...
5. Tổn thương tế bào
Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou, Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã kiểm nghiệm tác động của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với khói thuốc lá.
2 loại nhang có chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất trong nhang, được đốt và so sánh với khói thuốc tác động lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. Kết quả bước đầu cho thấy khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.
Ngoài ra, các vấn đề về thận có thể xảy ra do sự tích tụ tồn dư hóa chất trong khói nhang. Do đó, nếu bạn có thể tránh được việc hít khói nhang thì tốt nhất là hãy tránh vì lợi ích đối với sức khỏe.
Không nên cho người già và trẻ em tiếp xúc nhiều với khói hương do sức đề kháng kém, rất dễ bị nhiễm độc.
Luôn mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ.
Trong những dịp đặc biệt, chỉ nên thắp 1-3 cây nhang/ngày.
Không nên cắm chân hương vào đồ ăn để cúng để tránh bị ngộ độc.
Cẩm Tú/Dân trí
TheoAHC
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.