5 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc tăng 8,6%
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang sang thị trường Trung Quốc ước đạt 4,6 tỷ USD (tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu ước đạt 1,6 USD (tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2023).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, đến thời điểm hiện tại, Việt nam và Trung Quốc đã ký 21 Thỏa thuận ghi nhớ, Nghị định thư về xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản giữa hai nước, đây thể hiện sự hợp tác chặt chẽ và nỗ lực của hai Bên. Hiện đã có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó, có 12 mặt hàng rau quả gồm: Dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít; tổ yến, bột cá và một số sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; mặt hàng sữa và thủy sản các loại.

Đáng chú ý, dừa tươi, sầu riêng đông lạnh, cá sấu, gia cầm… là danh sách nối dài có thể được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Nông sản Việt Nam lại có thêm cơ hội thu thêm nhiều tỷ USD từ thị trường này. Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tới đây, hai bên sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai Bên thực hiện xuất khẩu thí điểm và sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký 02 văn kiện này. Bên cạnh đó, hai bên sẽ phối hợp để hoàn thiện Nghị định thư về xuất khẩu cá sấu, tổ yến thô, gia cầm và thủy sản khai thác của Việt Nam sang Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ giao các cơ quan kỹ thuật xem xét và sớm xử lý hồ sơ đăng ký xuất khẩu nông thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Có thể thấy, nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang tăng mạnh và đây là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong việc mở cửa thị trường, các doanh nghiệp cũng không bỏ lỡ cơ hội để khai thác thị trường tỷ dân này.

Xuất khẩu hàng hoá sang Đức tăng trưởng cao
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, xuất khẩu hàng Việt sang Đức trong 5 tháng đầu năm nay tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm trước.

Thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng trên 20%/năm
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam cho biết: Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ là trên 20%/năm. Đây là một ngành mới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ.

“Siết” việc thực hiện quy định về giá trong kinh doanh dịch vụ du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường phối hợp với các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn - Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Nhiều quy định mới về quy định kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Thanh Hóa phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích, tiện lợi...Từ đó, đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, nâng cao tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ cho địa phương, đồng thời tạo cơ hội cho người dân tiếp cận với hình thức mua sắm hiện đại và các loại hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, có xuất xứ rõ ràng.

Ngân hàng Nhà nước dự kiến cấp phép nhập khẩu vàng trở lại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng có ít nhất 6 điểm mới quan trọng. Trong đó, tái nhập khẩu vàng, bỏ độc quyền vàng miếng và tiến tới mở Sở Giao dịch vàng quốc gia

Chuỗi thực phẩm an toàn – Hướng đi bền vững từ nông trại đến bàn ăn
Trong bối cảnh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân, việc xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, minh bạch và truy xuất được nguồn gốc là giải pháp bền vững, lâu dài. Tại Thanh Hóa, nhiều địa phương, đơn vị đã tập trung xây dựng các vùng sản xuất tập trung, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất – tiêu thụ, góp phần đưa thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, duy trì tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường biến động và khó đoán định như hiện nay. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa vẫn đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nhằm gia tăng sản xuất. Nhờ đó, 5 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa duy trì được đà tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 70 triệu USD.

Doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Lạm phát kinh tế trên toàn cầu cùng những khó khăn từ nội tại đã và đang tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp đã nỗ lực ổn định sản xuất, duy trì các thị trường khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm thêm các đơn hàng và các thị trường mới, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Khơi thông tín dụng góp phần tăng trưởng kinh tế
Tính đến cuối tháng 5, đầu tháng 6, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 237.000 tỷ đồng, tăng trên 7% so với cuối năm 2024. Mức tăng này cao hơn mức tăng chung toàn quốc. Thanh Hoá cũng là tỉnh có dư nợ tín dụng cao nhất, chiếm tỷ trọng 39,9% toàn khu vực 7, bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định. Con số này cho thấy những nỗ lực trong khơi thông dòng chảy tín dụng, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.