Chuối
Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm tốt cho dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày.
Ngoài ra, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Tinh bột nghệ
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, nghệ còn là phương thuốc phổ biến dành cho một số vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét dạ dày.
Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ, đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị. Nó có thể xoa dịu các cơn đau dạ dày cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét.
Bạn có thể dùng nghệ xay ra thành tinh bột sau đó pha với nước, mật ong để uống mỗi ngày.
Đu đủ
Trong đu đủ có chứa enzyme papain có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh, có thể hỗ trợ chứng đau dạ dày. Ngoài ra, đu đủ còn tạo cảm giác dễ chịu cho dạ dày, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa. Nên ăn đu đủ chín sẽ tốt hơn cho dạ dày.
Cà tím
Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali…Ngoài ra còn có chất béo, đường, protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Sữa chua
Sữa chua là sản phẩm sữa được lên men bởi một loại vi khuẩn họ lactobacteriaceae. Trong quá trình lên men tự nhiên, các phân tử đường đôi (lactose) có trong sữa sẽ chuyển hóa thành các đường đơn và glucose và cuối cùng là axit lactic.
Một phần axit này sẽ tác dụng với chất canxi cazeinat có trong sữa để tạo canxi lactat và axit cazeinic dễ tiêu hóa. Quá trình lên men tự nhiên cũng tạo nên enzym proteaza – chất có khả năng thủy phân protein thành các axit amin tự do, dễ hấp thu.
Không chỉ hỗ trợ quá trình hấp thu thức ăn diễn ra dễ dàng, axit trong sữa chua còn có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn lên men thối trong cơ thể.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.