6 dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng ngay chế độ ăn kiêng Keto
Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ điều nào trong số này, có thể đã đến lúc xem xét việc dừng ngay chế độ ăn kiêng keto.
![]() |
Chế độ ăn Ketogenic (Keto) là chế độ ăn uống ít carbohydrate. Phương pháp này giúp mọi người giảm cân nhanh chóng.
Thành công của chế độ ăn Ketogenic nhờ vào việc điều chỉnh sự trao đổi chất bằng cách tiêu thụ một lượng chất dinh dưỡng đa lượng cụ thể.
Nhận calo từ 75% chất béo, 20% protein và chỉ 5% carbohydrate buộc cơ thể phải chuyển sang trạng thái chuyển hóa gọi là Ketosis, trong đó chất béo được đốt cháy để làm nhiên liệu.
Nghe có vẻ giống như một giấc mơ giảm cân, nhưng kế hoạch ăn kiêng giảm cân bằng chất dinh dưỡng đa lượng này không dành cho mọi người. Trên thực tế, nó có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khá khó chịu.
Thêm vào đó, theo Eat This! Not That!, nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng, Keto không phải là một giải pháp lâu dài lành mạnh để giảm cân.
Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn kiêng keto có thể không phải là một lựa chọn tốt:
1. Bạn buồn nôn hoặc nôn nao
Các chuyên gia thường gọi phản ứng này là "bệnh cúm Keto", nó thường xuất hiện ở một số người ngay sau khi bắt đầu Keto.
Chuyên gia dinh dưỡng Anne Danahy, Mỹ cho biết: “Cúm Keto khá phổ biến và có thể kéo dài từ vài ngày đến một hoặc hai tuần". Cô khuyên nên uống nhiều nước và tăng cường chất điện giải để giảm thiểu các triệu chứng.
Nếu bạn chưa sẵn sàng để vượt qua những triệu chứng này, bạn có thể muốn dừng chế độ ăn kiêng này.
2. Bạn không có năng lượng
Bạn đang trong chế độ ăn kiêng Keto nhưng bạn lại thường xuyên có cảm giác không thể đứng dậy khỏi ghế hay chiếc giường.
Thực tế, carbohydrate là nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể. Vì vậy, việc loại bỏ chúng khỏi thực đơn có thể dẫn đến một số tình trạng kiệt sức nghiêm trọng. Tình trạng mệt mỏi do Keto thường tăng lên khi cơ thể chuyển sang sử dụng chất béo để làm năng lượng.
3. Bạn đau đầu
Chuyển đổi macro cũng có thể gây đau đầu. Khi ở trong tình trạng ketosis, cơ thể có xu hướng loại bỏ chất lỏng nhanh hơn (vì bạn đi tiểu thường xuyên hơn).
Thêm vào đó, mức insulin giảm do ăn ít carbs hơn có thể làm rối loạn mức điện giải của bạn. Kết quả là bạn có thể bị mất nước, gây đau đầu.
4. Bạn bị tiêu chảy
Tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Nếu cơ thể bạn không quen với việc chuyển hóa một lượng lớn chất béo, nó sẽ đào thải ra ngoài, khiến bạn tiêu chảy.
5. Bạn không thể giao tiếp xã hội thông qua những bữa ăn
Cảm giác bị cô lập với xã hội là điều phổ biến khi áp dụng chế độ ăn kiêng. Trên Keto, bạn có thể thấy việc đi ăn ngoài hoặc đi ăn với bạn bè trở thành là không thể. Hầu hết thực đơn nhà hàng và tiệc tối không cung cấp các lựa chọn có chứa 75% chất béo.
6. Táo bón
Hạn chế carbs là chìa khóa thành công của chế độ ăn Keto, nhưng điều này đồng nghĩa là bạn sẽ bỏ lỡ chất xơ. Chế độ ăn ít chất xơ càng lâu thì quá trình tiêu hóa của bạn càng chậm lại. Táo bón lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ hoặc tắc ruột.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kê đơn thuốc ngoại trú tối đa 90 ngày theo Thông tư mới
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 26 ngày 30/6/2025 bổ sung danh mục bệnh được kê thuốc ngoại trú đến 90 ngày, bắt buộc thông tin định danh cá nhân và siết chặt quy trình kê đơn.

Thanh Hóa giữ vững tuyến đầu của ngành Y tế
Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển 26 Trung tâm Y tế cấp huyện về trực thuộc Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường; đồng thời giữ nguyên hệ thống Trạm Y tế cấp xã để phục vụ người dân, mục tiêu là giữ vững tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân.

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Đẩy nhanh tiến độ triển khai bệnh án điện tử
Theo lộ trình, đến ngày 30/9, tất cả các bệnh viện trên cả nước phải triển khai bệnh án điện tử. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá đang chỉ đạo các đơn vị tháo gỡ khó khăn, triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để đẩy nhanh tiến độ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Từ 1/7: Người dân tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng có phải không?
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời mời gọi người dân làm hồ sơ nhận trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng chỉ cần đã tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm. Thậm chí, có những người dân đã chuyển tiền tạm ứng cho “người hỗ trợ” và sau đó phát hiện mình bị lừa. Vậy thông tin này có đúng không?

Đảm bảo sức khỏe người lao động trong mùa hè
Sức khỏe là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lao động. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong mùa nắng nóng, các doanh nghiệp tập trung cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, hạn chế tác động của yếu tố thời tiết đến sức khỏe người lao động.

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.