6 món quà Việt được du khách nước ngoài yêu thích
Việt Nam không chỉ có phong cảnh đẹp, món ăn ngon, mà còn gây thương nhớ cho du khách bởi những món quà lưu niệm mang đậm nét truyền thống. Ngoài ra, áo dài, nón lá hay đồ thổ cẩm… cũng đồng thời thể hiện sự khéo léo và nét đẹp trong văn hóa người Việt.
Hình ảnh người phụ nữ Việt duyên dáng, thu hút trong trang phục truyền thống là ấn tượng khó phai đối với du khách nước ngoài. Tà áo dài ôm sát cơ thể, được xẻ ra ở hông vừa quyến rũ lại vừa kín đáo, giúp tôn lên nét đẹp sẵn có của người phụ nữ.

Nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam rất thích áo dài, thậm chí còn đặt may vài bộ tặng bạn bè, người thân. Đối với họ, đó không chỉ là món quà mà còn là linh hồn của một đất nước giàu giá trị truyền thống, văn hóa mà họ có dịp ghé chân qua.
Nón lá
Nón lá cũng được du khách biết đến như một biểu tượng của Việt Nam. Ngoài công dụng che nắng che mưa, nón lá còn là vật dụng thể hiện nét duyên dáng của người con gái Việt Nam khi kết hợp với các bộ trang phục truyền thống như: áo dài, áo bà ba...

Nón Việt được trang trí khéo léo và bày bán tại khắp mọi nơi với đủ kích cỡ. Nhiều du khách mua nón lá để đội đầu, nhưng cũng có người thích thú với những chiếc nón nhỏ xinh hay chiếc chuông gió được tạo thành từ nón lá…
Hàng thủ công mỹ nghệ
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lâu đã trở thành vật phẩm lưu niệm khá “hút” khách. Để làm ra 1 sản phẩm, người thợ phải vô cùng khéo léo mới thể hiện được hết hồn cốt, văn hóa của người Hà Thành.

Nếu yêu thích các sản phẩm này, bạn có thể ghé ra các cửa hàng bán đồ lưu niệm sơn mài, sản phẩm truyền thống tại các cửa hàng dọc phố Lý Quốc Sư, Hàng Gai, Hàng Bông, Nhà Thờ, Văn Miếu... Những đồ thủ công này chủ yếu được bán cho khách Tây hoặc những ai khó tính, khắt khe về mặt thẩm mỹ, vì thế giá cả cũng cao hơn những sản phẩm thông thường.
Đồ thổ cẩm
Đối với nhiều du khách, thổ cẩm là một trong những hình ảnh ấn tượng của Việt Nam. Trong bất kỳ cửa hàng ở khu du lịch nào, người ta cũng thấy những gian hàng bày bán đủ các mặt hàng thổ cẩm từ túi, khăn, quần áo, mũ, váy cho đến móc chìa khóa…

Họa tiết trên đồ thổ cẩm rất bắt mắt, sặc sỡ với nhiều hình khối tạo nên sự đối xứng và hài hòa. Tất cả các món đồ đều được thêu bằng tay, chất chứa cả tâm hồn, sự khéo léo và tình cảm của người dân đất Việt. Nhờ đó, sản phẩm dệt thổ cẩm không chỉ phổ biến với bà con các dân tộc mà còn trở thành một mặt hàng “đắt khách”, thu hút rất nhiều khách du lịch tới Việt Nam.
Tranh nghệ thuật
Với những du khách yêu thích nghệ thuật, tranh vẽ thực sự là một món quà đầy ý nghĩa. Việt Nam nổi tiếng với nhiều thể loại tranh khác nhau như: tranh Đông Hồ, tranh chép, tranh tơ tằm, tranh tre hun khói Xuân Lai…

Nếu tranh Đông hồ được yêu thích bởi có khả năng phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống giản dị, mộc mạc của người Việt Nam, thì tranh thêu tay lại khiến du khách thán phục bởi sự tỉ mỉ, trau chuốt đến từng chi tiết. Ngoài ra, bức tranh cát với những lớp cát nhiều màu sắc được sắp đặt đan xen cũng gây sự tò mò cho nhiều người.
Mỗi bức tranh được lấy bối cảnh từ thiên nhiên, đất nước Việt Nam hay khắc họa chân dung người Việt. Chính vì vậy, tặng tranh nghệ thuật cũng là một cách gửi đi bức thông điệp về đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp năm châu.
Thực phẩm khô
Một món quà khác mà khách du lịch thường mua về làm quà là thực phẩm khô. Có rất nhiều loại thực phẩm qua quá trình chế biến, tẩm ướp đã trở thành một món ăn tuyệt vời. Nổi tiếng nhất ở Việt Nam là khô mực, khô bò và các loại trái cây khô như mít sấy, chuối sấy, dừa sấy, sen sấy…

Bên cạnh đó, những loại thực phẩm như ô mai, mứt cổ truyền,… chắc chắn là món quà tuyệt vời, vừa gợi nhớ về khẩu vị của người Việt, vừa thích hợp mang đi xa và dễ dàng mang qua đường hàng không.
Hoàng Ngọc/ Dân trí
Tổng hợp
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.