Đường dây nóng: 0237 3721150

6 nhóm giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân

(TTV) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với 6 nhóm giải pháp trọng tâm.

17/10/2019 06:42

 

Khuyến khích doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0.
Khuyến khích doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Cụ thể, nhóm giải pháp 1 là tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp khu vực tư nhân;

Nhóm giải pháp 2 là khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường;

Nhóm giải pháp 3: Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Nhóm giải pháp 4: Hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp;

Nhóm giải pháp 5: Khuyến khich doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0;

Nhóm giải pháp 6: Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững.

Đổi mới sáng tạo doanh nghiệp tư nhân

6 nhóm giải pháp trên nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Mục tiêu cụ thể là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân, phấn đấu có ít nhất 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường liên kết trong doanh nghiệp khu vực tư nhân. Đến năm 2030, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao tỉ lệ doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ngang bằng với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN (ASEAN-4).

Giai đoạn 2021-2030, phấn đấu doanh nghiệp khu vực tư nhân có mức tăng trưởng bình quân số lao động đạt khoảng 6-8%/năm; tăng trưởng bình quân thu nhập của người lao động đạt khoảng 25-30%/năm; tăng trưởng bình quân mức đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 23-25%/năm.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép các nội dung, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, các chương trình mục tiêu của các Bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì theo dõi, khảo sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm về tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả Kế hoạch; tổng hợp, xem xét, cân đối và báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí chi phí đầu tư phát triển hỗ trợ triển khai thực hiện các giải pháp trong Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân theo quy định; phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong năm 2019 thiết lập cơ chế phối hợp xác định phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định từng bước xây dựng hệ thống kết nối liên thông để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân trong các chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của địa phương và xây dựng lộ trình thực hiện, bố trí nhân lực, ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; giao trách nhiệm cho đơn vị đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch tại địa phương, kịp thời gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch để có giải pháp xử lý.

HQ (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU

20:04 , 16/07/2025

Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp

20:02 , 16/07/2025

6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng

08:00 , 16/07/2025

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa  xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường

11:08 , 15/07/2025

Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%

08:04 , 15/07/2025

Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm

08:00 , 15/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng

16:12 , 14/07/2025

Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%

16:10 , 14/07/2025

Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm

15:04 , 14/07/2025

Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử

08:08 , 14/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.