7 dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu và 7 cách điều trị tự nhiên
Thiếu máu là bệnh của một cơ thể không có đủ hồng cầu khỏe mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu và chúng đều có thể được giải quyết.
Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể và loại bỏ carbon dioxide. Nếu quá trình này diễn ra sai cách, cơ thể con người sẽ bị nhiễm độc. Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy hoặc bị giảm hồng cầu, sắc tố da cũng bị thay đổi và trông nhợt nhạt hơn. Điều này biểu hiện rõ nhất ở khuôn mặt, bàn tay và lưỡi.
Thiếu máu khiến cho tim hoạt động khó khăn hơn bình thường để bơm máu tới các bộ phận của cơ thể. Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và có thể dẫn đến nhịp tim không đều.
Thiếu máu sẽ khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn ở bên trong để tạo ra đủ năng lượng cho hoạt động bên ngoài mỗi ngày. Và điều này khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi.
Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần oxy và máu để hoạt động tốt. Não không phải là ngoại lệ. Nếu não không được cung cấp đầy đủ oxy, bạn sẽ không thể tỉnh táo hay tập trung tinh thần để suy nghĩ và làm việc.
Móng tay dễ gãy hoặc mọc dài theo hình dạng khác thường, đây có thể là một triệu chứng của bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến triệu chứng này.
Môi bị nứt nẻ - Phần lớn chúng ta cho rằng, môi khô hoặc nứt nẻ là do nhiệt độ lạnh và uống ít nước. Nhưng thực tế, thiếu máu cũng gây ra tình trạng này.
Thèm ăn những thứ bất thường và không hề có dinh dưỡng. Các nhà khoa học chưa đưa ra lời giải thích nào về lý do tại sao thiếu máu gây ra những cảm giác thèm ăn kỳ lạ này. Nhưng triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác thèm ăn bụi bẩn, đá phấn… Bạn sẽ thấy các bà bầu thường rất thèm ăn những thứ này.
Cách điều trị bệnh thiếu máu tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó, bạn sẽ cần cải thiện mức độ axit dạ dày khi cơ thể bạn không thể tiêu hóa thức ăn, dẫn đến việc hấp thụ kém các khoáng chất và vitamin, gồm cả sắt và B12.
Hội chứng rò rỉ ruột làm gia tăng tính thấm của lớp niêm mạc ruột non tại những chỗ bị viêm, gây kích thích các phản ứng quá mẫn cảm đối với thức ăn và hệ tiêu hóa, làm cho các nội độc tố và kháng nguyên đi thẳng mạch máu và trở lại gan để giải độc. Điều này gây nên sự quá tải ở gan, khiến cho các chất độc chỉ được xử lý một phần và phần còn lại tích tụ trong mô gan và mô mỡ.
Hãy tăng cường ăn các thực phẩm lên men có chứa probiotic - loại vi khuẩn tốt giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Những vi khuẩn này được biết đến để chữa lành niêm mạc ruột. Vậy bạn có thể thử các món như bắp cải muối, sữa chua hay pho mát tươi.
Loại bỏ các loại thực phẩm nhạy cảm có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa và gây ra hội chứng rò rỉ ruột.
Tăng cường ăn thực phẩm chứa Folate - một dạng vitamin B9, giúp nuôi dưỡng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B12 cũng là một yếu tố thiết yếu giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. B12 có nhiều trong thịt, trứng, cá, đồ biển và sữa.
Bổ sung sắt - khoáng chất quan trọng giúp sản xuất tế bào hồng cầu. Như đã nêu trên thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu. Để bổ sung sắt cho cơ thể hãy chọn ăn những loại thịt đỏ, gan, rễ củ cải đỏ, rau diếp.
Theo Hoàng Lê/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.