7 loại thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả
Kẽm là loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc bổ sung kẽm bằng những loại thực phẩm hàng ngày rất quan trọng đối với sức khỏe. Theo Healthline, có 10 loại thực phẩm cung cấp kẽm vô cùng hiệu quả.
![]() |
Thịt
Thịt là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, đặc biệt là thịt đỏ. 100g thịt bò chứa 4,8mg kẽm, tương đương 44% lượng kẽm cơ thể cần mỗi ngày. Lượng thịt này cũng cung cấp 176 calo, 20g protein, 10g chất béo cùng nhiều chất dinh dưỡng khác như sắt và vitamin B.
Tuy nhiên, cần tiêu thụ lượng thịt đỏ ở mức phù hợp cũng như kết hợp với chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh và chất xơ để tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc ung thư.
Các loại hải sản có vỏ
Những loại động vật có vỏ rất giàu nhiều kẽm và ít calo. Theo Healthline, trung bình 6 con hàu cung cấp 32mg kẽm, tương đương 291% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Trong khi đó, cua Alaska chứa 7,6mg kẽm (khoảng 69% lượng kẽm cơ thể cần trong 1 ngày). Những loại động vật có vỏ khác như tôm, trai cũng là nguồn cung cấp kẽm tốt.
Các loại đậu
Nhiều loại cây họ đậu như đậu xanh, đậu lăng đều chứa lượng kẽm đáng kể. Tuy nhiên, cần lưu ý trong các loại đậu có chất phytates. Đây là chất chống độc làm suy giảm quá trình hấp thụ kẽm và các khoáng chất khác. Điều này cho thấy việc hấp thụ kẽm từ các cây họ đậu không hiệu quả bằng các loại thực phẩm.
Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn cung cấp kẽm tốt, đặc biệt là đối với những người ăn chay hoặc kiêng thịt.
Các loại hạt
Dù mỗi loại hạt có chứa lượng kẽm khác nhau nhưng đây vẫn được coi là loại thưc phẩm lành mạnh và là nguồn cung cấp kẽm tốt, trong đó có thể kể đến hạt bí và hạt vừng.
Ngoài việc tăng cường lượng kẽm, hạt còn góp phần bổ sung chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Chúng cũng có tác dụng giảm cholesterol và huyết áp.
Thực phẩm từ sữa
Những thực phẩm như sữa và phô mai đều chứa lượng kẽm sinh học cao, nghĩa là hầu hết kẽm có trong các loại thực phẩm này đều được cơ thể hấp thụ ở mức tối đa. Ngoài ra, những loại thực phẩm từ sữa cũng mang lại nhiều chất dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe của xương, bao gồm protein, canxi và vitamin D.
Trứng
Theo Healthline, 1 quả trứng chứa 5% nhu cầu kẽm hàng ngày của cơ thể. Ngoài ra, 1 quả trứng cũng cũng cấp 76 calo, 6g protein, 5g chất béo lành mạnh cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác, bao gồm vitamin B và selen.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, quinoa, gạo và yến mạch đều có chứa kẽm. Tuy nhiên, giống như các loại đậu, ngũ cốc có chứa phytates, một yếu tố làm giảm khả năng cơ thể hấp thụ kẽm.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá
Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.