8 lý do khiến bàn chân bị lạnh
Bàn chân lạnh là một hiện tượng phổ biến và trong hầu hết các trường hợp, không có gì phải lo lắng. Bàn chân lạnh thường do thời tiết lạnh và có thể dễ dàng giải quyết bằng cách mang thêm một đôi tất.
Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh chân kinh niên, chúng có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây lạnh bàn chân và đáng được kiểm tra.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là bệnh lý khiến mỡ tích tụ trong động mạch và ngăn cản dòng máu đến chân, khiến lưu thông máu kém. Khi máu mang hơi ấm không đến được bàn chân, nó có thể khiến bàn chân bị lạnh.
Động mạch ở bàn chân là những động mạch nhỏ nhất, có nghĩa là chúng dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi những động mạch này bị tắc nghẽn, bạn có thể cảm thấy lạnh và đôi khi đau ở bàn chân.
Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Tuổi già
Đái tháo đường
Có một vài lý do khiến đái tháo đường làm bàn chân của bạn luôn bị lạnh:
Bệnh thần kinh đái tháo đường: Mặc dù bản thân đái tháo đường có thể không gây bàn chân lạnh, nhưng một số người mắc đái tháo đường bị tổn thương dây thần kinh ở bàn chân của họ. Tình trạng này phổ biến hơn với những người mắc đái tháo đường tuýp 2 - 50% người mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể bị tổn thương thần kinh, so với tỷ lệ 20% ở người mắc đái tháo đường tuýp 1. Tổn thương dây thần kinh có thể làm gián đoạn dây thần kinh phát hiện nhiệt độ ở bàn chân, gây ra cảm giác khó chịu.
Tuần hoàn kém: Đối với những người mắc đái tháo đường tuýp 2, tình trạng này cũng có thể gây ra lạnh bàn chân vì những người mắc đái tháo đường thường có tuần hoàn máu kém. Theo thời gian, mức đường huyết cao liên quan đến đái tháo đường có thể gây tổn thương lớp niêm mạc của các mạch máu nhỏ đi xuống chân, dẫn đến hẹp và cứng các mạch này và làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Điều này có thể gây ra bàn chân lạnh.
Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud là một bệnh lý hiếm gặp khiến các mạch máu ở bàn tay và bàn chân bị co thắt mỗi khi nào bạn cảm thấy lạnh hoặc căng thẳng.
Khi điều này xảy ra, máu không thể đến tay và chân và bạn có thể thấy các đầu chi chuyển sang màu trắng hoặc xanh. Bàn tay và bàn chân cũng sẽ lạnh hơn bình thường. Bàn chân cũng sẽ đỏ hơn khi nóng lên.
Những người sống ở vùng khí hậu lạnh dễ bị bệnh Raynaud hơn. Bệnh cũng phổ biến hơn ở phụ nữ và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Bệnh Raynaud không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên dùng để chỉ mọi tình trạng gây tổn thương dây thần kinh ở hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh trong cơ thể ngoại trừ những dây thần kinh ở não và tủy sống. Nó chịu trách nhiệm gửi tín hiệu từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường xuất hiện đầu tiên ở bàn chân và nhiều người mắc bệnh cho biết họ bị lạnh chân. Họ cũng có thể cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc cảm giác kim châm ở bàn chân.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên là đái tháo đường. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Bệnh gan
- Bệnh thận
- Tiền sử gia đình bị bệnh
Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng khiến cơ thể sản sinh ít hồng cầu hơn bình thường. Nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt, vì sắt là khoáng chất cần thiết để sản sinh các tế bào hồng cầu.
Tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm cả bàn chân lạnh mãn tính. Lý do là vì người bị thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu và hemoglobin giảm, chất chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Nếu cơ thể không sản sinh đủ hemoglobin, nó sẽ không thể sản sinh đủ tế bào hồng cầu giàu oxy để giữ ấm cho bàn chân vì các cơ và mô ở bàn chân không nhận được đủ oxy để hoạt động hiệu quả..
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể gây ra lạnh bàn chân bao gồm:
- Lo âu: Khi lo âu, cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline. Ngoài việc chuyển cơ thể sang chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, adrenaline còn khiến máu bị kéo ra khỏi các bộ phận cơ thể ít quan trọng hơn, như tay và chân, để bảo vệ các cơ quan chính. Điều này có thể khiến bàn tay và bàn chân bị lạnh.
- Suy giáp: Với tình trạng này, tuyến giáp không sản xuất đủ hormon để hoạt động bình thường. Tuyến giáp kém hoạt động có thể dẫn đến giảm tuần hoàn, giảm lưu lượng máu đến bàn chân và cảm giác lạnh chân.
- Bệnh Buerger: Tình trạng này làm cho các động mạch và tĩnh mạch bị viêm và tắc nghẽn docác cục máu đông. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc lá có thể gây kích ứng các lớp niêm mạc của động mạch và tĩnh mạch, khiến chúng sưng lên. Bệnh thường ảnh hưởng nhất đến bàn tay và bàn chân, và có thể dẫn đến lạnh và tê ở bàn tay và bàn chân.
Cách làm ấm cho bàn chân lạnh
Nếu nghi ngờ bàn chân lạnh có thể do bất kỳ tình trạng nào ở trên gây ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để giải quyết căn nguyên và điều trị cần thiết.
Tuy nhiên, nếu bàn chân lạnh không do bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào gây ra, thì đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể thử để giúp làm ấm chân:
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm bàn chân.
- Mặc ấm hơn: Chỉ cần đi tất dày hơn và đảm bảo chân luôn được che chắn đúng cách có thể là tất cả những gì bạn cần.
- Mát-xa chân. Mát-xa cũng có thể giúp cải thiện lưu thông và máu lưu thông sẽ làm ấm bàn chân.
- Bỏ thuốc lá. Nicotine cũng có thể gây ra lưu thông máu kém, vì vậy bỏ thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc lá khác có thể hữu ích.
Chân bị lạnh là rất phổ biến trong mùa lạnh và hầu hết các trường hợp không phải là dấu hiệu của bất kỳ rối loạn hoặc tình trạng bệnh lý nào. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lạnh chân thường xuyên hơn bình thường, thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ, người có thể giúp xác định nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.
Cẩm Tú/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.