9 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam
Đến nay Việt Nam đã có 9 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa Thế giới, trong đó có 5 Di sản Văn hóa, 3 Di sản Thiên nhiên và 1 Di sản Hỗn hợp. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn 9 di sản rất đáng tự hào của Việt Nam.
1. Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993
Ngày 11/12/1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế chính thức được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO. Đây là Di sản thứ 410 trong Danh mục và là di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam được vinh danh. Quần thể di tích Cố đô Huế có 29 điểm di tích nằm rải rác trên địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên-Huế) với gần 500 hạng mục công trình chủ yếu làm từ gỗ. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

2. Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên Thế giới năm 1994, 2000

Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất - địa mạo vào năm 2000. Khu vực được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới có diện tích 434km2, gồm 775 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ - đây là một trong những yếu tố gốc cấu thành nên giá trị di sản, được quản lý, bảo tồn nghiêm ngặt. Để có một Di sản Thiên nhiên Thế giới như ngày nay, Vịnh Hạ Long đã trải qua lịch sử địa chất gần 400 triệu năm với quá trình tích tụ tầng đá vôi dày, nhiều lần sụt chìm và bị xâm thực bởi nước biển.
3. Khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) - Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999

Được khởi công từ thế kỷ 4 và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ 13, đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Mặc dù bị thời gian và chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.
4. Đô thị cổ Hội An - Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999

Hội An vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 là một nơi đô hội, trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất. Nơi đây là một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn với 1.360 di tích bao gồm 1.068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu. Điều này khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.
5. Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) - Di sản Thiên nhiên Thế giới năm 2003, 2015

Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 201.000ha. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Thế giới. Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là minh chứng của các chu kỳ kiến tạo khác nhau trong lịch sử hình thành vỏ trái đất. Ðịa chất, địa mạo của Phong Nha-Kẻ Bàng tạo nên hệ thống các hang động vô cùng kỳ vĩ, tráng lệ nổi tiếng thế giới, trở thành món quà vô giá mà tạo hóa thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Quảng Bình.
6. Hoàng thành Thăng Long - Di sản Văn hóa Thế giới năm 2010

Tại Hoàng thành Thăng Long, các di tích ở các lớp văn hóa khác nhau chồng lên nhau là chứng cứ cho thấy đây là trung tâm chính trị, văn hóa quan trọng của nước ta từ thành Vạn Xuân thế kỷ 6, phủ thành Tống Bình, phủ thành An Nam thế kỷ 7-9, kinh đô của nước Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn từ thế kỷ 11-19. Các hiện vật, phế tích kiến trúc tìm được còn cho thấy hệ thống cung điện, lầu gác đồ sộ; đồng thời, bổ sung kiến thức quan trọng vào hiểu biết về nền kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam truyền thống.
7. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) - Di sản Văn hóa Thế giới năm 2011

Năm 2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, và được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính của Thành nhà Hồ được xây dựng theo kiến trúc hình vòm với những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày 1m, nặng từ 15-20 tấn. Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà Hồ là minh chứng "vô tiền khoáng hậu" về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.
8. Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) - Di sản hỗn hợp năm 2014

Với những giá trị đặc sắc nổi bật về thẩm mỹ, cảnh quan, địa chất, địa mạo và truyền thống cư trú của người tiền sử, Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào tháng 6/2014, trở thành Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây có nhiều di tích danh thắng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Đến với Tràng An, điều thú vị nhất là được hòa mình vào thiên nhiên, với không khí trong lành, không gian yên tĩnh. Vẻ hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời tại Tràng An đã cùng nhau tạo nên một thế giới tự nhiên vô cùng sống động và quyến rũ.
9. Quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà - Di sản Thiên nhiên Thế giới 2023

Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) vừa được UNESCO công nhận Di sản Thế giới năm 2023, bởi nơi đây có các khu vực với vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ; đỉnh nhọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển. Việc được UNESCO công nhận đã đưa khu vực này trở thành di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên của Việt Nam và là bài học kinh nghiệm hữu ích trong việc kết hợp quản lý, bảo vệ cũng như phát huy giá trị di sản thế giới.

Du lịch Thanh Hóa phấn đấu đón 16 triệu lượt khách năm 2025
Nửa đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã có sự phục hồi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Toàn tỉnh đón gần 10,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,3% so với cùng kỳ , đạt 65,6% kế hoạch năm 2025.

Ra mắt cuốn sách lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 - 2024
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách "Lịch sử xã Vĩnh An giai đoạn 1930 – 2024".

Bản tin Du lịch 26/6: Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố
Bản tin Du lịch 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - Diễn đàn Quốc gia 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong Công nghiệp Văn hóa và Du lịch Việt Nam”. - Gần 60 triệu lượt hành khách qua các sân bay Việt Nam trong 6 tháng đầu năm - Ghé Tà Xùa giữa lòng thành phố

Gấp rút hoàn thành Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Thanh Hoá
Chính thức khởi công vào trung tuần tháng 5 năm 2024, sau hơn 1 năm, Dự án Cung Văn hoá thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP.Thanh Hoá đã cơ bản hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng.

Thanh Hoá đón gần 10,5 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm
Chiều 24/6, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị đánh giá công tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa 6 tháng đầu năm; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Khai mạc trại sáng tác văn học trẻ năm 2025
Sáng ngày 23/6, tại thị trấn Hậu Lộc, Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa tổ chức trại sáng tác văn học trẻ năm 2025.

Khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển
Ngày 23/6, tại thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân đã tổ chức lễ khánh thành Khu lưu niệm Danh nhân Cầm Bá Hiển.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm
Mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP là thúc đẩy phát triển các ngành nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Tại tỉnh Thanh Hóa, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trải nghiệm đã và đang là hướng đi bền vững mà một số chủ thể lựa chọn.

Thanh Hoá sôi động các sự kiện hè 2025
Mùa du lịch hè 2025, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sức hút mạnh mẽ với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội và trải nghiệm du lịch đặc sắc diễn ra tại nhiều địa phương. Sự phong phú về sản phẩm cùng cách tổ chức linh hoạt của nhiều tổ hợp nghỉ dưỡng và khu du lịch quy mô lớn đã và đang đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn, sôi động hàng đầu mùa hè này.

Bản tin Văn hóa 20/6/2025
Bản tin Văn hóa 20/6/2025 có những nội dung chính sau: - Công diễn vở ballet kinh điển "Don Quixote" tại Việt Nam -Thanh Hóa: Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam - “Giữ lửa nghề làm báo” – một hành trình lặng thầm nhưng đầy bản lĩnh của những người làm báo xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.