9 nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị bầm tím cơ thể
Không chỉ xảy ra khi bạn bị va đập, bầm tím cơ thể có thể là dấu hiệu ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết.
Hiện tượng da bị bầm tím không chỉ xảy ra khi bạn bị va đập. Dưới đây là các nguyên nhân không ngờ dẫn đến bầm tím. Ảnh Healthline.
Thuốc làm loãng máu: Không kể đến chấn thương thì thuốc làm loãng máu là nguyên nhân số một dẫn đến bầm tím do làm chậm hoặc giảm khả năng đông của máu. Các loại thuốc này rất phổ biến và bạn có thể đang dùng mà không biết. Dầu cá, rượu, tỏi cũng có tác dụng tương tự thuốc làm loãng máu. Ảnh Research & Development
Các thuốc khác: Steroid dẫn đến loãng máu nên người dùng rất dễ bị bầm tím dù va chạm nhẹ. Hóa trị khiến số lượng tiểu cầu giúp đông máu giảm, từ đó đẩy cao nguy cơ bầm tím. Ảnh Fox News
Lão hóa: Càng già, mạch máu càng trở nên mỏng manh. Lúc này, thương tích nhỏ cũng đủ gây chảy máu dưới da, hình thành các vết bầm tím. Bên cạnh đó, làn da lão hóa bị mất đi lớp mỡ đệm cũng là lý do dẫn đến hiện tượng bầm tím. Ở người cao tuổi, vết bầm tím thường xuất hiện trên cánh tay và bàn tay, những vùng hay tiếp xúc với ánh mặt trời. Ảnh Linguistics Research Digest
Thiếu vitamin: Dễ bầm tím chứng tỏ cơ thể đang thiếu vitamin K. Hấp thụ không đủ vitamin C cũng có thể gây bầm tím bởi vitamin C tham gia xây dựng thành mạch máu. Ảnh American Bone Health
Gen di truyền: Thông qua gen, các đặc điểm liên quan đến số lượng tiểu cầu hay cơ chế đông máu được truyền từ thế hệ trước qua thế hệ sau và khiến con cái dễ bầm tím như bố mẹ. Ảnh Medical News Today
Ung thư: Trong một số trường hợp hiếm gặp, bầm tím là dấu hiệu ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết. Lúc này, bệnh nhân thường bị chảy máu lợi, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, đau nhức xương đi kèm. Ảnh Saga
Bệnh gan: Gan có chức năng sản xuất các yếu tố đông máu. Nếu bộ phận này bị tổn thương dẫn đến thiếu hụt protein cần thiết cho đông máu, bạn sẽ dễ bị chảy máu và bầm tím. Ảnh The Jakarta Post
Để đảm bảo sức khỏe, nếu thấy các biểu hiện sau bạn nên đi khám: Vết bầm tím đau, sưng; vết bầm tím kéo dài từ hai tuần trở lên mà không thay đổi; nhiều vết bầm tím kết hợp sốt, ớn lạnh, sút cân hoặc bất cứ triệu chứng toàn thân nào khác và bầm tím tái phát không rõ nguyên nhân. Ảnh Today
Theo CTV Nguyễn Như/VOV.VN (Nguồn Health)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.