9 vấn đề thường gặp ở bàn chân và cách đơn giản để khắc phục
Dưới đây là những bí quyết để giữ sức khỏe cho bàn chân khi có hiện tượng đau chân, phồng rộp do bị cọ xát với giày mới; hay đơn giản là cách xử lý mùi hôi chân, ngứa chân... thường gặp.
Đau chân? Tạo sự hỗ trợ tốt hơn

Những kiểu giày dép thiếu sự hỗ trợ xung quanh vòm bàn chân, mắt cá chân và gót chân (như dép xỏ ngón hoặc một số loại sandal) có thể gây ra nhiều vấn đề về bàn chân, và hầu hết các bác sĩ khuyên nên hạn chế thời gian mang chúng. Nếu phải mang, hãy làm cho chúng thoải mái hơn và an toàn hơn với phần lót nâng đỡ cung bàn chân. Chúng rất kín đáo và sẽ khá vừa với mọi kiểu giày dép. Miếng đệm lót cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm đau đầu gối, lưng hoặc mắt cá chân, tất cả đều có thể xảy ra khi khi cơ thể phải bù đắp cho sự nâng đỡ kém ở vòm bàn chân. Một gợi ý khác: Kéo giãn bàn chân, mắt cá chân, bắp chân vào cuối mỗi ngày để giúp giảm sự khó chịu.
Phồng rộp? Che đúng cách

Nếu bất chấp những cố gắng hết sức của bạn, nốt phồng rộp vẫn xảy ra, thì xin bạn đừng chích nó, bởi vì nốt phồng rộp bị chích sẽ dễ nhiễm trùng hơn nhiều. Vậy phải làm gì: hãy bôi kem kháng sinh và che kín chỗ phồng rộp bằng băng; nó sẽ lành trong vài ngày. Trong trường hợp đặc biệt xấu, khi nốt phồng rộp lớn, hoặc chứa đầy máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức, bởi vì nó có thể bị nhiễm trùng.
Giày cọ xát? Mua loại băng thích hợp

Trong mối quan hệ bất hòa với đôi giày mới của bạn? Những loại băng dành riêng cho nốt phồng rộp có thể giúp giữ hòa bình, và ngăn ngừa những vấn đề ở bàn chân. Các loại băng chứa đầy chất lỏng mềm sẽ điều hòa da và tạo ra một rào cản để giảm thiểu ma sát gây phồng rộp. Đặt chúng lên những vị trí có vấn đề, như nơi quai dép sandal cọ xát, để ngăn trầy xước - hoặc che phủ và bảo vệ vết phồng rộp đã có. Những loại băng này đủ kín đáo để bạn đi dép xỏ ngón.
Mồ hôi chân? Xịt dung dịch chống tiết mồ hôi

Không chỉ là mùi hôi; mồ hôi chân còn có thể gây nứt gót chân, da như vảy cá và thậm chí nhiễm nấm. Mỗi ngón chân của bạn có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi, có thể tiết ra nửa lít mồ hôi mỗi ngày. Để giảm thiểu lượng mồ hôi chảy ra trên bề mặt, hãy xịt lên bàn chân bằng một nước xịt khử mùi/chống tiết mồ hôi vào mỗi buổi sáng và tối. Kim loại trong dung dịch xịt chống tiết mồ hôi sẽ chặn các ống dẫn mồ hôi.
Ngứa bàn chân? Thử ngâm chân bằng giấm

Khi nhiễm trùng phát triển, ngâm chân bằng mạch nha hoặc giấm trắng sẽ có tác dụng. Nó không chữa khỏi nhiễm trùng, nhưng sẽ làm dịu cơn ngứa khó chịu.
Sợ ung thư? Chống nắng cho bàn chân

Nhiều người không nghĩ đến việc bôi kem chống nắng cho mu bàn chân, nhưng bạn nên biến điều này thành một phần trong thói quen hàng ngày, nhất là vào mùa hè. Thoa kem chống nắng với SPF ít nhất là 30 ở mu và lòng bàn chân và giữa các ngón chân.
Bệnh “chân của vận động viên”? Chữa bằng phấn rôm

Rắc phấn dùng cho bàn chân, phấn rôm hoặc bột ngô hàng ngày vào tất cả những đôi giày kín để tiêu diệt mọi loại nấm nào đang cố gắng phát triển. Nó sẽ giữ cho bàn chân bạn không bị nhiễm trùng và cũng làm giày dép được thơm tho. Nhiều bệnh nhân bỏ qua các vấn đề về bàn chân như ngứa bàn chân và ngón chân, nhưng nếu bàn chân có vẻ bong vảy và bạn không thể ngừng gãi, thì rất có thể đó là bệnh “chân của vận động viên”, hay bệnh nấm bàn chân, hoặc nhiễm trùng khác. Nói chung, không đi chân trần hoặc đi dép xỏ ngón gần bể bơi công cộng và trong phòng thay đồ; những bề mặt ấm và ẩm ướt này là mảnh đất màu mỡ cho mụn cơm và các nhiễm trùng do vi khuẩn.
Hôi chân? Đi giày thoáng khí

Bàn chân bốc mùi không phải là một trong những vấn đề về chân nguy hiểm nhất, nhưng chúng chắc chắn gây khó chịu. Luôn đản bảo giày dép được thoáng khí sau khi mang sẽ giúp tránh vi khuẩn phát triển. Nếu có thể thay đổi, không bao giờ đi cùng một đôi giày hai ngày liên tiếp.
Trẻ bị đau chân? Chú ý đến giày chạy

Trẻ em thích chạy bộ bằng chân trần, đó là lý do tại sao các bác sĩ chuyên về bàn chân gặp nhiều bệnh nhi vào mùa hè hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Một than phiền phổ biến là đau gót chân, có thể xảy ra khi sụn tăng trưởng ở gót chân bị kích thích do hoạt động quá mức. Chìa khóa để ngăn ngừa những vấn đề về chân? Giày dép tốt. Nên mang giày chạy hơn là giày tennis hoặc giày tập đa năng, vì chúng có thêm sự nâng đỡ. Một đôi giày chất lượng phải vượt qua bài test uốn cong: Đôi giày càng gấp cong trong tay bạn thì nó càng ít hỗ trợ. Nếu trẻ không chịu đi giày thể thao, hãy thỏa hiệp bằng một đôi sandal thể thao. Loại dép này thường có phần che đầu ngón chân hoặc quai có tác dụng hỗ trợ chút ít, giúp dép khó bị tuột hơn trong khi chơi.
Cẩm Tú/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.