ABBANK vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế với 924 tỷ đồng
Kết thúc năm 2018, các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đều ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế của ABBANK theo đó đạt 924 tỷ đồng (tương đương đạt 152,7% so với 2017), trong đó, lãi thuần từ dịch vụ đạt 392 tỷ đồng (đạt 226,2% so với 2017).
Cụ thể, tính đến hết ngày 31/12/2018, lợi nhuận trước thuế của ABBANK đạt 924 tỷ đồng, tương đương đạt 102,6% so với kế hoạch năm 2018 và đạt 152,7% so với năm 2017; Tổng tài sản đạt 90.453 tỷ đồng, tương đương 106,8% so với năm 2017. Như vậy, nhờ gia tăng tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản, ABBANK đã đạt tăng trưởng về hiệu quả nhanh hơn tăng về quy mô.
Đặc biệt, trong năm 2018, thu từ hoạt động dịch vụ của ABBANK đạt 392 tỷ đồng, tương ứng đạt 147,1% so với kế hoạch năm và đạt 226,2% so với năm 2017. Chỉ tính riêng trong quý IV/2018, thu nhập từ phí dịch vụ của ABBANK đã đạt 262 tỷ đồng, tăng đến 370% so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, thu nhập từ dịch vụ đã đóng góp tới 42,4% trong tổng lợi nhuận trước thuế 2018 của Ngân hàng, tăng từ mức 28,6% của năm 2017.
![]() |
Tăng trưởng thu phí dịch vụ là một trong những mục tiêu chiến lược của ABBANK. ABBANK theo đuổi mô hình ngân hàng bán lẻ; nỗ lực triển khai các dự án nâng cao cả về chất và lượng công tác vận hành, phục vụ khách hàng. Đầu tư phát triển ngân hàng số - ngân hàng thương mại điện tử cũng được ABBANK đặc biệt quan tâm thông qua việc triển khai hệ thống Open API Banking là nền tảng để tập trung đa dạng hóa sản phẩm/dịch vụ và kênh phân phối, nâng cao chất lượng trải nghiệm của người dùng đối với các sản phẩm/dịch vụ của ABBANK, đồng thời góp phần tăng năng suất lao động và tiết giảm chi phí. Năm 2018, ABBANK cũng là một trong 5 ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công công nghệ thẻ không tiếp xúc (contactless).
Kết thúc 2018, lợi nhuận mua bán chứng khoán đầu tư của ABBANK cũng có sự tăng trưởng, đạt 178% so với số thực hiện năm 2017, theo đó, ABBANK nằm trong top 10 thành viên giao dịch mua bán hẳn (outright) trái phiếu Chính phủ lớn nhất thị trường.
Bên cạnh một số chỉ tiêu có sự tăng trưởng nổi bật, các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu khác của ABBANK vẫn giữ được sự ổn định, đảm bảo tính thanh khoản: Huy động đạt 73.834 tỷ đồng; Dư nợ đạt 54.885 tỷ đồng, trong đó, cho vay Khách hàng cá nhân đạt 22.507 tỷ đồng (đạt 114,5% so với năm 2017), cho vay SME đạt 9.826 tỷ đồng (đạt 106,3% so với 2017).
Năm 2018, chất lượng tín dụng tiếp tục được ABBANK chú trọng với định hướng “phát triển gắn với bền vững, hiệu quả”. Không chỉ đẩy mạnh mảng thu từ phí dịch vụ, các khoản vay tại ABBANK cũng được thẩm định và tăng cường giám sát chặt chẽ. Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát tốt dưới 3% theo quy định của NHNN, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm hơn 34% so với 2017.
Ông Phạm Duy Hiếu - Quyền TGĐ ABBANK cho biết: “Năm 2018 là một năm dịch chuyển của ABBANK. Trong bối cảnh môi trường kinh tế, thị trường trong nước và thế giới biến động mạnh, ABBANK đã đồng thời vừa thực hiện thành công dự án Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của hệ thống, vừa phát triển kinh doanh, cán đích thành công chỉ tiêu lợi nhuận với con số hơn 924 tỷ đồng. Năm 2019, chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì theo định hướng ngân bán lẻ, phát triển bền vững và ổn định thông qua việc xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo mang đậm tinh thần khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ, sử dụng trí tuệ nhân tạo để mang đến các dịch vụ độc đáo cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân sự, tạo sự gắn kết trong tổ chức, phát triển hệ thống kinh doanh tập trung vào lĩnh vực bán lẻ”.
Theo kế hoạch năm 2019, ABBANK sẽ triển khai niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE).
Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.