Agribank Thanh Hóa đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động
Những năm gần đây, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào dịch vụ ngân hàng hiện đại; phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ được coi là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong thời đại số hóa tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa. Qua đó các sản phẩm dịch vụ của Agribank Thanh Hoá đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, xứng đáng là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, đóng vai trò chủ lực trong sự phát triển kinh tế địa phương.
Trong quá trình hoạt động, công tác hạch toán kế toán, thiết lập hồ sơ dịch vụ, quản lý chu kỳ tiếp quỹ ATM hàng ngày đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn những hạn chế, sai quy trình nghiệp vụ, thiếu kiểm tra, giám sát, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tính chính xác trong công tác hạch toán kế toán, hỗ trợ công tác kiểm tra kiểm soát, năm 2020, tập thể cán bộ, viên chức Agribank chi nhánh huyện Thiệu Hóa đã nghiên cứu ứng dụng Excel để xây dựng thành công "Công cụ hỗ trợ thiết lập các mẫu biểu hồ sơ thẻ, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử và quản lý tiếp quỹ ATM tại Agribank Thiệu Hóa''. Bộ công cụ thiết lập các mẫu biểu cho phép cập nhật thông tin chi nhánh, cán bộ đăng ký, cán bộ kiểm soát hồ sơ mở thẻ ATM; cập nhật, xử lý tự động dữ liệu xuất ra từ chương trình IPCAS để link tự động sang hồ sơ, để in hồ sơ… Qua 1 thời gian áp dụng thực tế tại ngân hàng, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần hỗ trợ thiết lập sổ sách hồ sơ, rút ngắn được thời gian giao dịch đối với khách hàng so với trước khi sử dụng phần mềm mới. Nếu trước đây, thiết lập hồ sơ cần phải mất từ 15 đến 20 phút nhưng hiện nay giao dịch viên chỉ mất 5 phút. Đồng thời tự động hóa in ấn các biểu mẫu trong việc phát triển các dịch vụ.
Anh Lê Duy Tới, Phó phòng Kế toán ngân quỹ, Agribank huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Qua phần mềm có thể thống kê được số lượng khách hàng đã đăng ký hồ sơ lũy kế theo tháng, quý, năm và chương trình cho phép giao dịch viên tự tạo thêm các mẫu biểu cần thết có sử dụng các thông tin được lưu trữ về khách hàng phục vụ công tác điều tra, phân loại khách hàng."
Bảo lãnh ngân hàng vừa là dịch vụ có thu phí vừa là một trong những nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng, nhất là nhu cầu cấp bảo lãnh là rất lớn. Nắm bắt được xu thế đó, những năm qua, ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh huyện Yên Định luôn quan tâm, chỉ đạo phát triển hoạt động cấp bảo lãnh. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra; doanh số cấp bảo lãnh, phí bảo lãnh thu được còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Để phát triển hoạt động cấp bảo lãnh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chị Phạm Ngọc Mai, Phòng kế hoạch kinh doanh, Agribank Chi nhánh huyện Yên Định đã lựa chọn đề tài "Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Yên Định Thanh Hóa". Theo đó, đơn vị tập trung tăng cường Công tác quản lý điều hành về hoạt động cấp bảo lãnh; mở rộng thị trường, phát triển khách hàng mới; xây dựng chính sách linh hoạt và hợp lý đối với khách; Nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình hợp tác; Nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra, giám sát bảo lãnh. Sau 1 thời gian áp dụng hiệu quả các giải pháp, hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Ông La Đức Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng giao thông thủy lợi Hồng Quân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong quá trình hoạt động, Công ty cũng khó khăn nguồn vốn. Trong thời gian qua, Công ty cũng đã được Chi nhánh Agribank huyện Yên Định đã tạo điều kiện làm hồ sơ để bảo lãnh. Nhờ đó, Công ty có thêm nguồn vốn để thi công các công trình xây dựng."
Hiện nay, Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa có 1 Hội sở và 16 chi nhánh loại 2. Những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến nghiệp vụ của Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa có nhiều đổi mới tích cực. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên đã có nhiều đề tài, sáng kiến với nội dung nghiên cứu đa dạng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đặt ra, gắn với các lĩnh vực cụ thể, mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh của Agribank.
Để tạo sức lan toả trong phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ", ngay từ đầu năm, Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã giao chỉ tiêu cho các đơn vị, cá nhân đăng ký đề tài nghiên cứu gắn với chức năng, nhiệm vụ hoạt động cụ thể của các đơn vị, cá nhân trong hệ thống, qua đó đưa hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng kiến từng bước trở thành hoạt động thường xuyên của Agribank. Đồng thời Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa có cơ chế hỗ trợ giúp đỡ, động viên khuyến khích cán bộ, nhân viên say mê nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để đưa ra những đề tài, sáng kiến khoa học có chất lượng thiết thực nhất áp dụng hiệu quả vào hoạt động trong hệ thống Agribank. Trong năm 2022, đã có 12 đề tài, sáng kiến được Hội đồng khoa học Agribank chi nhánh Thanh Hóa công nhận và cho phép triển khai thực hiện tại Agribank.
Ông Trương Quang Hồng, Phó giám đốc Agribank chi nhánh huyện Yên Định chia sẻ: "Qua hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến nghiệp vụ đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cán bộ, công nhân viên Agribank. Những sáng kiến có giá trị thực tiễn cao là tiêu chí đánh giá bình xét danh hiệu thi đua cuối năm."
Ông Lưu Văn Hiếu, Phó giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, Hội đồng khoa học tiếp tục phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên đẩy mạnh phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ" trong cán bộ, nhân viên Agribank. Bên cạnh đó có cơ chế khuyến khích, động viên các tập thể, cá nhân có đề tài, sáng kiến được áp dụng thực tế tại Agribank, đem lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh."
Cùng với việc đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, Agribank Thanh Hoá đã và đang tập trung phát triển trên nền tảng số hoá, nâng cao các trải nghiệm vượt trội cho khách hàng: mở rộng việc kết nối thanh toán với các đơn vị cung ứng các dịch vụ công; đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng: lắp đặt các máy ATM/CDM, máy POS, các điểm thanh toán QR. Bên cạnh đó triển khai các chương trình khuyến mại miễn phí mở tài khoản; mở thẻ, miễn phí đăng kí các dịch vụ thanh toán để gia tăng lượng giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng. Tính đến nay, toàn chi nhánh có gần 360 nghìn khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank.
Thực tế cho thấy, phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ" được phát động trong toàn hệ thống Agribank chi nhánh Thanh Hóa đã và đang phát huy tối đa tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, nhân viên, trí tuệ nghiên cứu và ứng dụng khoa học phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của Agribank. Qua đó, hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tính đến ngày 31/3/2023, tổng nguồn vốn của ngân hành đạt 22.000 tỷ đồng; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 23.600 tỷ đồng, là ngân hàng có quy mô nguồn vốn, dư nợ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đóng góp quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh, tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.