Ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hoá
Ẩm thực Thanh Hoá – nền ẩm thực vừa mang trong mình nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, lại có những điểm khác biệt và được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực của vùng đất xứ Thanh. Có thể nói chính nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái tinh tế của văn hóa và con người nơi đây. Tìm hiểu ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa không phải là chỉ để thưởng thức, để cảm nhận cái ngon của món ăn, mà thông qua đó thấy rõ hơn đặc trưng văn hóa sinh động và đa dạng của một vùng, miền.
Để tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các bữa ăn, người Thanh Hóa đã khéo léo khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên và tìm cách chế biến thành các món ăn hợp khẩu vị, bổ dưỡng. Cảnh quan thiên nhiên rừng núi không chỉ tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ mà còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu độc đáo và đặc sắc cho ẩm thực xứ Thanh với nhiều món ăn mang hương vị của tự nhiên. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi có nhiều huyện tiếp giáp với biển như Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Sầm Sơn… đã mang đến cho xứ Thanh một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng.
Mỗi khi nhắc đến mảnh đất và con người xứ Thanh, thì ẩm thực xứ Thanh luôn là một đề tài khiến người ta phải nhớ đến. Ẩm thực xứ Thanh không đơn thuần chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống từ lâu đời, để từ đó tạo nên tinh hoa ẩm thực xứ Thanh, với những món ăn đã trở thành đặc sản của vùng đất này: nem chua, chả tôm, bánh cuốn, gỏi cá Nhệch, chè lam Phủ Quảng, nước mắm Ba Làng, bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, cơm lam - vịt Cổ Lũng, …
Khi ẩm thực luôn góp phần làm đậm đà thêm bản sắc văn hoá vùng miền thì việc tìm hiểu và tiếp cận ẩm thực dưới góc nhìn văn hoá đã trở thành góc nhìn quen thuộc và ngày càng sáng tạo, hiện đại hơn.
Dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu văn hoá, nền ẩm thực được nghiên cứu, đánh giá bằng những sự khám phá và tìm tòi nghiêm túc, cẩn trọng, để đúc kết lại. Là một người có đam mê và nghiên cứu về ẩm thực, nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hữu Ngôn đã tiếp cận ẩm thực xứ Thanh trên nhiều phương diện, để có thể cho ra đời cuốn "Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa".
Với dung lượng hơn 400 trang, nội dung chia thành 3 chương: Ẩm thực và văn hóa ẩm thực Thanh Hóa (phần I), Phong vị Thanh Hóa (phần II), Món ăn du nhập và cải biên (phần III) và phần phụ lục tập hợp một số bài viết tản mạn về ẩm thực, độc giả cảm nhận được tình yêu, tâm huyết, say mê cùng kiến văn uyên thâm, hiểu biết rộng của tác giả với ẩm thực xứ Thanh. Dưới một góc nhìn của lăng kính truyền thống, văn hoá ẩm thực xứ Thanh đã được tiếp cận như vậy.
Xã hội càng phát triển, cách tiếp cận văn hoá ẩm thực của người trẻ cũng ngày càng mới mẻ và hiện đại hơn. Sức thu hút của văn hoá ẩm thực xứ Thanh không chỉ với du khách, với những người yêu ẩm thực, với những nhà nghiên cứu văn hoá, mà còn đối với cả những người trẻ. Thời gian gần đây, Thành đoàn Thành phố Thanh Hóa có nhiều hoạt động quảng bá ẩm thực thành phố qua các phương tiện số, thu hút sự theo dõi của đông đảo người dùng mạng xã hội. Hoạt động này giúp lan tỏa những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực và góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch của Thành phố Thanh Hoá. Những hình ảnh, clip đẹp, hấp dẫn về các địa điểm, món ăn, đồ uống nổi tiếng của thành phố Thanh Hóa đã được các bạn trẻ đưa lên kênh Ăn uống Thanh Hóa, trên 2 nền tảng mạng xã hội đang phổ biến nhất hiện nay là tiktok và facebook.
Đến nay, Fapage Ăn uống Thanh Hóa đã thu hút được 165 nghìn lượt thích và gần 200 nghìn người theo dõi. Việc ứng dụng công nghệ, sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội của các bạn trẻ đã góp phần quảng bá, lan tỏa những giá trị độc đáo trong văn hóa ẩm thực của địa phương, đưa ẩm thực trở thành một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với thành phố Thanh Hóa. Để từ đó, ẩm thực không đơn thuần chỉ là đồ ăn, thức uống mà còn là sợi dây gắn kết bền chặt tình cảm con người với những nét đẹp văn hóa từ bao đời…
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh
Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã góp phần thu hút khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao trong năm 2024.
Du lịch hứa hẹn bùng nổ với kỳ nghỉ Tết dài 9 ngày
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là "cơ hội vàng" cho toàn ngành du lịch Thanh Hóa. Với đa dạng sự kiện, hoạt động văn hóa, du lịch, cùng sự chuẩn bị của các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch, Thanh Hóa hứa hẹn sẽ là điểm đến đầy sôi động, bùng nổ về lượng khách.
Hội du lịch lữ hành thành phố Thanh Hoá triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025
Chiều ngày 6/1, tại hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ 2025, Hội Du lịch lữ hành thành phố Thanh Hoá xác định, năm 2025, sẽ liên kết với các Hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp Lữ hành đưa khách đến Thanh Hóa.
Huyện Triệu Sơn chuẩn bị cho hội chợ đào Tết 2025
Sau thành công của hội chợ hoa đào lần thứ Nhất vào năm ngoái, tới đây huyện Triệu Sơn sẽ tiếp tục tổ chức hội chợ hoa đào lần thứ 2 vào đúng dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ và chào mừng kỷ niệm 60 ăm thành lập Đảng bộ huyện. Hiện nay, chính quyền địa phương cùng các hộ trồng đào trên địa bàn đang tích cực chuẩn bị cho hội chợ.
Sắc màu rực rỡ của phiên chợ Tết xưa
Mặc dù còn 1 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán cổ truyền 2025, tuy nhiên những ngày này, tại thành phố Thanh Hóa, không khí Tết đang dần hiện lên với những sắc màu rực rỡ của những phiên chợ Tết xưa được phục dựng lại ngay giữa lòng phố thị sôi động, nhộn nhịp.
Đón Tết năm cùng ở làng Dao
Chỉ còn không đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cùng với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đồng bào Dao cũng đang háo hức chuẩn bị đón năm mới với những bản sắc văn hóa riêng của mình.
Con đường di tích tại Hà Trung
Về với xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, chúng ta không khỏi ấn tượng bởi khung cảnh và nhịp sống của một vùng quê êm ả, thanh bình với những con người đôn hậu, thân tình, mến khách. Bức tranh khung cảnh làng quê bình dị ấy càng thêm giá trị khi có sự hiện diện của những di tích lịch sử cổ kính, lâu đời, có giá trị tâm linh sâu sắc.
Cần nhân rộng mô hình 2 concert "Anh trai" để phát triển công nghiệp văn hóa
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, đơn vị này sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai”, từ đó xây dựng những giải pháp thích hợp để nhân rộng mô hình này, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.
[Infographic] Hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ - 2025 tại Thành phố Thanh Hóa
UBND thành phố Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ - 2025, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Hương vị núi rừng
Bản Mạ - một bản làng nhỏ xinh nằm bên bờ sông Chu, nơi màu xanh bao la của núi rừng ẩn hiện những nếp nhà sàn xinh xắn. Nếu trước kia, nơi đây chỉ là một bản nghèo nằm biệt lập, muốn qua sông, người dân phải dùng bè mảng, thì giờ đây, bản Mạ huyện Thường Xuân đã khởi sắc trở thành bản du lịch cộng đồng đầy tiềm năng, thu hút đông đảo du khách gần xa…
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.