Ấm tình những cụm bản kết nghĩa nơi biên giới
Điều kiện gần gũi về mặt địa lý, cũng như quan hệ truyền thống mật thiết, gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào đã thúc đẩy quá trình giao lưu, kết nghĩa cụm dân cư giữa hai bên biên giới. Hiện trên tuyến biên giới giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã tổ chức ký kết và duy trì hoạt động cho 17 cặp bản kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới. Thông qua hoạt động kết nghĩa, Nhân dân hai bên biên giới ngày càng thể hiện được ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, xây đắp tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống.
Bản Thà Láu, cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp giáp với bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. 2 bản có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, phong tục tập quán. Người dân hai bản có thể trò chuyện với nhau nên rất thân thiết, coi nhau như người thân, anh em bạn bè… bên nào khó khăn bên còn lại sẵn sàng giúp đỡ. Đặc biệt, năm 2014, hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn triển khai mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới tại cặp bản Khẹo và Thà Láu, thì mối quan hệ ấy lại càng trở nên gắp bó, thân thiết.
Ông Khon Phăn Phim Đương Xi, Trưởng bản Thà Láu, cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho biết: "Thời gian qua, 2 bản đi lại rất gần gũi, thân thiết, nhất là từ khi kết nghĩa Bản- Bản năm 2014. Nhân dân bản Thà Láu chúng tôi được nhận hỗ trợ rất nhiều từ chính quyền và nhân dân huyện Thường Xuân, từ xã Bát Mọt, từ hỗ trợ cây, con giống như giống gà, giống cá, cây cam, hỗ trợ các cháu tới trường. Chúng tôi cảm ơn vì đã giúp đỡ chúng tôi, nhất là giúp đỡ các gia đình khó khăn trong bản".
Ông Vi Văn Sáng, Bí thư, trưởng Bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chúng tôi 2 bên giữa Tà Láu với Khẹo, mối đoàn kết khá lâu từ 10 năm nay. Chúng tôi thường xuyên qua lại với nhau thăm thân, đi lại với nhau rất đoàn kết. Cán bộ Thà Láu và cán bộ thôn Khẹo mỗi năm cũng mời đến trao đổi với nhau ở khâu giữ vững an ninh trật tự ở thôn, giữ vững đường biên mốc giới, mỗi năm chúng tôi cũng tổ chức đi thực tế vào khu vực biên giới. Hai nữa chúng tôi tuyên truyền cho bà con nhân dân chấp hành tốt việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước".
Gia đình em Bun Xu Lường Pun Ma ở bản Thà Láu có hoàn cảnh rất khó khăn. Cả bố và mẹ em đều bị câm, thường xuyên ốm yếu, khả năng lao động kém, nhà lại đông anh chị em, nên gia đình rất nghèo khó. Bản thân Bun Xu đứng trước nguy cơ phải nghỉ học. Được sự hỗ trợ của chi hội phụ nữ bản kết nghĩa Khẹo tặng sách vở, đồ dùng học tập, cùng với sự đồng hành của Đồn biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân thông qua chương trình Nâng bước em tới trường, Bun Xu đã được hỗ trợ 500 nghìn đồng một tháng hai năm nay. Nhờ sự giúp đỡ này đã mang đến cho Bun Xu hy vọng, hỗ trợ điều kiện vật chất và tiếp thêm tinh thần để em tiếp tục hành trình thực hiện ước mơ của mình.
Em Bun Xu Lường Pun Ma, Bản Thà Láu, cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chia sẻ: "Nhờ sự giúp đỡ các cô chú bên Việt Nam nên cháu cháu vẫn tiếp tục được đến trường. Cháu vui lắm vì cháu rất thích đi học lắm. Cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt".
Xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá có 4 bản giáp biên gồm: Bản Đục, bản Vịn, Bản Khẹo và bản Ruộng, tiếp giáp với 5 bản của cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào là: Bản Thà Láu, bản Cân, bản Hang, bản Phô Say và bản Na Tooc. Hàng năm, trong các ngày lễ, tết cổ truyền hoặc những khi hai bên có việc, xã Bát Mọt với cụm Phôn Xay đều qua lại chúc mừng, thăm hỏi, tặng quà và giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Hai bên cũng thường xuyên tổ chức thông tin, trao đổi về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự; cùng nhau bàn bạc, thống nhất giải quyết những vấn đề chung. Huyện Sầm Tớ cũng nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ huyện Thường Xuân như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giống cây, giống con cho người dân phát triển kinh tế - xã hội...
Bà Lương Thị Lưu, Bí thư đảng ủy xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hai bên biên giới, các thôn bản cũng như cụm xã luôn luôn lúc nào cũng gắn bó. Đối với công tác bảo vệ đường biên cột mốc và an ninh biên giới, cấp uỷ chính quyền địa phương và đồn biên phòng phối hợp với cụm xã Phôn Xay và các thôn bản giáp biên và các cơ quan, lực lượng biên phòng công an Lào cùng nhau tuần tra đường biên cột mốc hàng quý, hàng tháng, hàng năm, an ninh biên giới luôn luôn vững chắc. Đối với việc phát triển kinh tế, xã hội cũng vậy, xã cùng với Đồn cùng phối hợp với nhau, với nước bạn Lào, hỗ trợ tạo điều kiện để nhân dân phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh".
Cùng với Bản Khẹo và Bản Thà Láu, năm 2014 hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn đã triển khai mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới cho các cặp 3 bản khác gồm cặp bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn và bản Lơi, cụm Mường Pún, huyện Viêng Xay; cặp bản Hin, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát và bản Pó, cụm Mường Cáng, huyện Viêng Xay; cặp bản Kéo Hượn, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát và bản Khằm Nàng, cụm Nặm Ngà, huyện Viêng Xay. Mối quan hệ tốt đẹp ấy ngày càng được đơm hoa kết trái. Cho đến nay, trên tuyến biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn có 17 cụm dân cư hai bên biên giới đã ký kết nghĩa, với nội dung được cụ thể hóa, sát với thực tế từng địa bàn và phù hợp với phong tục, tập quán của Nhân dân hai bên biên giới.
Ông Săng Phon, Bí thư cụm Nậm Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho biết thêm: "Cụm Nậm Pùn có 4 bản giáp biên, đều kết nghĩa Bản-Bản với xã Na Mèo bên Việt Nam. Ngày lễ tết chúng tôi đều qua thăm nhau. Hai bên dân tộc Lào và Việt cũng giống nhau, 2 bên kết nghĩa anh em đoàn kết tốt đẹp hơn, cùng bảo vệ biên giới, bảo vệ cột mốc. Hai bên giúp nhau làm nương rẫy, phát triển kinh tế, đời sống ngày càng nâng lên".
Ông Phạm Bá Thái, Bí thư đảng uỷ xã Sơn Thuỷ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Chúng tôi với tấm lòng của bà con con nhân dân bản biên giới giáp nhau chúng tôi thường xuyên có sự giao lưu và có nhiều đóng góp thiết thực là đóng góp ngày lương và trích nguồn quỹ hoạt động để hỗ trợ bạn xây dựng trụ sở làm việc và những ngôi trường, khu chợ để bạn có thêm nguồn lực".
Thực tế cho thấy, việc xây dựng tuyến biên giới hữu nghị dựa trên mối quan hệ thân thiết giữa Nhân dân hai nước sẽ là trợ lực quan trọng giúp lực lượng biên phòng và chính quyền hai bên trao đổi thông tin, phối hợp đấu tranh với các hoạt động vượt biên, buôn lậu, gian lận thương mại và các tệ nạn, tội phạm nguy hiểm khác. Cùng với mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, việc kết nghĩa giữa các cụm bản dân cư hai bên biên giới đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới.
Thượng tá Dương Thế Anh, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian qua, Đồn biên phòng cửa khâu quốc tế Na Mèo đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn Lào như công an cửa khẩu Nậm Xôi, Đại đội 215 để duy trì an ninh trật tự và thường xuyên trao đổi đấu tranh phòng chống tội phạm , vi phạm pháp luật, chặt phá rừng, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép và phòng chống dịch".
Thông qua chương trình kết nghĩa cụm dân cư giữa hai bên biên giới, tuyến biên giới giữa hai tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn, hai nước Việt Nam – Lào được bảo vệ ngày càng tốt hơn và thực sự trở thành tuyến biên giới hữu nghị, biên giới nghĩa tình, được duy trì và vun đắp trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Thời gian qua, Nhân dân các xã, các bản phía Việt Nam đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng giúp bạn xây dựng nhà hữu nghị, phòng học, nhà văn hóa bản, nâng cấp đường giao thông nông thôn… Các cơ quan chuyên môn còn tổ chức hàng trăm đợt khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt người dân các cụm dân cư ở Lào; bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hoá hỗ trợ 11 học sinh Lào học tập theo chương trình Nâng bước em tới trường; các đơn vị, nhà hảo tâm đồng hành, trao tặng đồ dùng học tập, xe đạp cho các em học sinh Lào có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi.
Đại tá Nguyễn Văn Đông, Phó Chính uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Việc nuôi dưỡng các em học sinh theo chương trình Nâng bước em đến trường là con em của nước bạn Lào có ý nghĩa rất lớn. Một là thúc đẩy hoạt động kết nghĩa Bản – Bản hai bên biên giới. Thứ 2 là lực lượng vũ trang và chính quyền hai bên biên giới đánh giá rất cao việc này. Thông qua đó càng tăng cường thêm tình đoàn kết hữu nghị và trách nhiệm trong quản lý, xây dựng và bảo vệ biên giới hoà bình hữu nghị".
Cùng với tình cảm của nhân dân các bản biên giới, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã viện trợ giúp tỉnh Hủa Phăn hơn 295 tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện một số dự án phát triển kinh tế, hỗ trợ gia đình chính sách và nâng cao dân trí… Và trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa cam kết tiếp tục hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn gần 318 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo lưu học sinh, khám chữa bệnh cho cán bộ và Nhân dân tỉnh Hủa Phăn tại tỉnh Thanh Hóa. Điều đó đã minh chứng, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hoá luôn trân trọng, gìn giữ và vun đắp tình cảm hữu nghị Việt – Lào.
Ông Sinh Vông Say Su Li Vông Phăn, Phó Bí thư Huyện ủy Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào chia sẻ: "Chúng tôi đánh giá rất cao Mô hình kết nghĩa cụm dân cư 2 bên biên giới, bởi vì đây là hoạt động nhằm xây dựng tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào, giữa 2 tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn. Mô hình này nếu nhân rộng ra trên toàn tuyến biên giới sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới và xóa đói giảm nghèo khu vực biên giới".
Tuyến biên giới hữu nghị dựa trên mối quan hệ thân thiết giữa Nhân dân 2 nước ngày càng vững chắc. Những bản làng kết nghĩa dọc biên giới hai nước đang ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đó chính là biểu hiện sinh động, là ngọn lửa ấm áp góp phần làm sáng lên mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung son sắt giữa hai dân tộc, hai đất nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản và các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào đã dày công vun đắp.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.