An cư lập nghiệp cùng ngành Than
Dù được coi là một ngành lao động vất vả, nhưng ngày nay với việc áp dụng công nghệ mới, cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất, người thợ lò đã được làm việc ở môi trường bớt nặng nhọc và an toàn hơn. Ngoài thu nhập cao, công tác chăm lo sức khỏe, đời sống của anh em thợ mỏ luôn được các doanh nghiệp trong ngành Than chú trọng. Đây là những yếu tố thu hút và giữ chân người lao động từ khắp mọi miền đất nước về an cư, lập nghiệp cùng ngành Than.
Thợ lò Nguyễn Duy Thọ, quê ở thôn 10, xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, hiện đang là công nhân Phân xưởng Khai thác Cơ giới hóa 2, Công ty Than Dương Huy. Tính đến nay, anh Thọ đã có 15 năm gắn bó với nghề mỏ, với đường lò.
Cùng với các đồng nghiệp, anh Thọ cảm nhận sâu sắc điều kiện làm việc của mình được cải thiện mỗi ngày bởi chủ trương đổi mới công nghệ khai thác theo hướng hiện đại của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, cũng như sự quan tâm đầu tư hệ thống thiết bị cơ giới, tự động vào sản xuất của lãnh đạo Công ty than Dương Huy. Anh Thọ cho biết: "So với trước thì bây giờ càng ngày càng phát triển hơn. Ngày xưa chủ yếu làm thủ công còn bây giờ cơ giới hóa. Khai thác bằng máy nên nhàn hơn nhiều. Sản lượng tăng gấp nhiều lần và an toàn thì cao hơn".
Với sự trợ giúp tối đa từ máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại, nỗi vất vả của người thợ đã vơi đi, trong khi năng suất và sản lượng tăng tăng cao. Như ở phân xưởng Khai thác Cơ giới hóa 2, trong mỗi ca lao động, thợ lò Nguyễn Duy Thọ và các đồng nghiệp thường đạt sản lượng than từ 800 – 1.000 tấn than. Thu nhập của anh em trong phân xưởng trung bình mỗi tháng đạt trên 25 triệu đồng.
Ông Đào Trung Huy, Chủ tịch Công đoàn Công ty Than Dương Huy cho biết: "Lương bình quân năm 2023 của Công ty Dương Huy cũng xấp xỉ khoảng chừng 1 nghìn đô/người/tháng, cả năm có 1.500 người là lương trên 300 triệu đồng, trong đó có 3 người lương trên 600 triệu đồng".
Bên cạnh việc chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ giúp người lao động nâng cao hiệu suất làm việc, việc đầu tư cho công tác an toàn luôn được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị thành viên đặc biệt ưu tiên.
Có an toàn thì mới lao động sản xuất, có an toàn thì người lao động mới tự bảo vệ được bản thân, chăm lo cho gia đình. Thấm nhuần tư tưởng đó, ở hầu hết các phân xưởng sản xuất của Than Dương Huy, công tác đảm bảo an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu.
Anh Lê Văn Huệ, Phó Quản đốc Phân xưởng Cơ giới hóa 2, Cty Than Dương Huy cho biết: "Đơn vị hay công ty hàng năm đều huấn luyện cho người lao động công tác an toàn định kỳ, cũng như kiểm tra kỹ thuật trong hầm lò để làm sao người lao động nắm bắt rõ kỹ thuật cơ bản, cũng như biện pháp an toàn, để anh em yên tâm lao động sản xuất".
Công tác chăm lo sức khỏe, đời sống cho thợ mỏ cũng luôn được chú trọng với nhiều chính sách và chế độ ưu đãi riêng có.
Để đảm bảo sức khỏe cho anh em thợ mỏ mỗi khi vào ca sáng, những bữa ăn tự chọn luôn được chị em trong phân xưởng đời sống Công ty Than Dương Huy chuẩn bị chu đáo. Thực đơn được thay đổi liên tục để phù hợp khẩu vị cũng như đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho anh em thợ lò. Anh Nguyễn Duy Thọ, công nhân Phân xưởng Khai thác Cơ giới hóa 2, Công ty Than Dương Huy chia sẻ: "Đầu ca 1 thì bữa ăn rất đa dạng món, đảm bảo sức khỏe cho anh em. Hình thức ăn tự chọn này rất phù hợp với sở thích của từng người".
Có thể thấy, với những nỗ lực của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản và các đơn vị thành viên, môi trường lao động dưới hầm lò giờ đây đã được cải thiện hơn, theo đó, năng suất lao động và sản lượng tăng trưởng mạnh… thu nhập của người thợ cũng ngày một tốt hơn.
Theo thống kê, năm 2023 vừa qua, công nhân lao động dưới hầm lò của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có mức lương "nghìn đô" 24 triệu đồng/tháng, tăng 13,2% so với kế hoạch. Trong đó, có hơn 9.000 thợ lò có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm, chiếm 38% tổng số thợ lò, tăng 30% so với năm trước.
Than Dương Duy là một trong những đơn vị có nhiều thợ lò có thu nhập cao của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với hơn 1.500 thợ lò có mức thu nhập từ 300 triệu đồng/người trở lên trong năm 2023. Trong đó có 3 thợ lò đạt mức thu nhập khoảng 600 triệu đồng/người/năm; khoảng 20 người có mức thu nhập trên 500 triệu đồng/người/năm…
Sau nhiều năm miệt mài làm việc, anh Thọ giờ đã là một người thợ bậc cao, một điển hình lao động trong phân xưởng. Và cũng như nhiều anh em thợ lò khác, cả gia đình Thọ giờ đã an cư lạc nghiệp ngay tại thủ phủ của vùng mỏ Quảng Ninh. Chị Đậu Thị Liễu, vợ thợ lò Nguyễn Duy Thọ chia sẻ: "Hiện tại cuộc sống của gia đình ở Cẩm Phả rất tốt. Các con được gần trường học, nhà gần chợ, đấy là những yếu tố quan trọng nhất".
Tại các mỏ hầm lò ở vùng Quảng Ninh ngày nay, danh sách những thợ mỏ lao động giỏi thu nhập cao như anh Thọ ngày một nối dài hơn. Họ không những làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn là tài sản, là nhân lực đóng góp vào sự phát triển bền vững của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và vùng mỏ Quảng Ninh.
Trao 85 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Bá Thước
Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Bá Thước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tổ chức Chương trình "Tết Nhân ái", trao 85 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Cốc, xã Thiết Ống và thị trấn Cành Nàng.
Thạch Thành: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạch Thành vừa phối hợp với xã Thành Trực tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
Tập trung kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết
Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân thường tăng khoảng 20 - 30% so với ngày thường, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm. Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Tăng cường phòng cháy tại các điểm du lịch cộng đồng trong dịp Tết
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày là điều kiện thuận lợi để người dân sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, du lịch cùng gia đình. Du lịch cộng đồng được kỳ vọng là một trong những loại hình thu hút du khách tới trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Do đặc thù các cơ sở kinh doanh liên quan đến loại hình này thường sử dụng vật liệu dễ cháy, nên công tác phòng chống cháy nổ được các địa phương, chủ cơ sở đặc biệt quan tâm.
Mức phạt đỗ xe sai quy định mới nhất năm 2025
Theo Nghị định 168 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định, đỗ xe ở nơi không có biển cấm và bảo đảm khoảng cách với vỉa hè.
Đề xuất thu phí 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề án thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý khai thác.
Bảo đảm trật tự đô thị tại các khu vực chợ hoa cây cảnh
Vào những ngày giáp Tết, các khu vực bày bán hoa cây cảnh tại thành phố Thanh Hoá trở nên nhộn nhịp. Tình hình trật tự đô thị tại khu vực này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông. Đội Kiểm tra Quy tắc đô thị thành phố đã phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự đô thị, nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm.
Dự báo rét đậm, mưa phùn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo khu vực miền Bắc sẽ rét đậm và có mưa phùn vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Thành phố Sầm Sơn đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự
Sáng ngày 21/1, Uỷ ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn đã tổ chức lễ đón nhận 75 quân nhân, hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" tại huyện Như Xuân
Sáng ngày 21/1, Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” cho đoàn viên công đoàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.