Ấn Độ nhập dầu thô từ Nga nhiều gấp đôi từ Iraq
Chuyển sang các thông tin kinh tế đáng chú ý. Theo số liệu của công ty theo dõi thị trường năng lượng Vortexa, khối lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ đã chạm mốc cao kỷ lục mới. Trong tháng 3/2023, Ấn Độ đã nhập khoảng 1,64 triệu thùng dầu/ngày của Nga, cao gấp đôi lượng mua từ Iraq, nhà cung cấp dầu truyền thống hàng đầu của quốc gia Nam Á này.
Theo Vortexa cho biết, Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Ấn Độ trong tháng thứ 6 liên tiếp, chiếm hơn 1/3 tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ. Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, thị phần nhập khẩu của Nga vào Ấn Độ đã tăng lên mức 1,64 triệu thùng/ngày trong tháng 3 năm nay, chiếm 34% thị phần. Lượng mua từ Nga trong tháng 3 cao gấp đôi so với lượng dầu được mua từ Iraq, nhà cung cấp dầu hàng đầu của Ấn Độ trong giai đoạn 2017-2018.
Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ, đã tận dụng cơ hội nhập khẩu dầu có chiết khấu từ Nga sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xung đột tại Ukraine. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ tiếp tục mua hàng của Nga với giá thấp hơn so với thị trường.
Theo Vortexa, Saudi Arabia là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ hai của Ấn Độ trong tháng 3, với 986.288 thùng/ngày. Trong khi Iraq đứng thứ ba, với 821.952 thùng/ngày. Tuy nhiên đại diện của Vortexa cho rằng, việc mua hàng dường như chững lại khi tốc độ tăng trưởng đã chậm lại.
Nga đang bán lượng dầu thô kỷ lục cho Ấn Độ để bù đắp lại việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh hạn chế nhập khẩu với dầu thô của Nga vào tháng 12 năm ngoái. Theo đó, EU đã áp mức giá trần 60 USD/thùng với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga. Các quan chức trong ngành cho biết, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang sử dụng đồng dirham của UAE để thanh toán dầu thô của Nga.
Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng giữa Nhật và Mỹ tại Tokyo kết thúc
Sau 3 ngày làm việc tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 12/12, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết diễn đàn về chiến lược hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ, với tên gọi “Đối thoại chiến lược răn đe mở rộng”, đã bế mạc.
Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/12 đã quyết định hạ lãi suất tiền gửi lần thứ tư trong năm nay đồng thời để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế khu vực đồng euro đang chịu áp lực từ những bất ổn chính trị và nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại với Mỹ.
Thủ lĩnh đảng đối lập Hàn Quốc kêu gọi đảng cầm quyền ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng. Sáng 13/12 lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính tiếp tục kêu gọi các nghị sĩ bỏ phiếu luận tội Tổng thống lần thứ 2. Cùng ngày, Quốc hội Hàn Quốc cũng tổ chức phiên họp để chất vấn thành viên nội các về việc ban bố thiết quân luật.
Tổng thư ký NATO kêu gọi tăng cường chi quốc phòng
Ngày 12/12 Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã kêu gọi các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng trên mức 2% hiện nay để củng cố năng lực quân sự và tránh nguy cơ phải bước vào một cuộc xung đột lớn, tiềm tàng trong tương lai.
Syria: Hoạt động của Quốc hội tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực
Chính phủ chuyển tiếp Syria ngày 12/12 cho biết hoạt động của Quốc hội và việc thực hiện các quy định theo Hiến pháp của đất nước sẽ bị tạm đình chỉ trong thời gian chuyển giao quyền lực kéo dài 3 tháng.
Bulgaria, Romania trở thành thành viên chính thức khối Schengen
Ngày 12/12, các bộ trưởng nội vụ EU đã chấp thuận cho Bulgaria và Romania trở thành thành viên chính thức trong Khu vực Schengen. Hungary, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, tuyên bố kể từ ngày 1/1/2025, các biện pháp kiểm soát biên giới đất liền nội bộ của EU với Bulgaria và Romania sẽ được dỡ bỏ. Đây là chiến thắng to lớn cho Bulgaria, Romania và toàn châu Âu. Bước đi này không chỉ củng cố khu vực Schengen mà còn thúc đẩy phát triển thêm thị trường nội khối, tăng cường các hoạt động du lịch, thương mại.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump công bố chính sách khi nhậm chức
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền mới đây của NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố những thay đổi quan trọng sẽ thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2025 tới. Đây là cuộc phỏng vấn với truyền hình đầu tiên sau bầu cử của ông Trump, diễn ra ở Manhattan, nơi ông dành hơn một giờ để nói về các kế hoạch chính sách mà người dân Mỹ có thể mong đợi trong nhiệm kỳ "2.0" của ông.
Mỹ, Israel ồ ạt không kích mục tiêu tại Syria sau chính biến
Với các mục đích khác nhau, quân đội Mỹ và Israel đã thực hiện hàng loạt cuộc không kích tại Syria, sau khi lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Hàn Quốc: Tổng thống vẫn nắm quyền kiểm soát lực lượng vũ trang nhưng bị cấm xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra
Ngày 9/12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Yoon Suk Yeol vẫn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Ngoài ra bộ trên xác nhận, quyền kiểm soát lực lượng quân sự của nước này hiện nằm trong tay Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza
Ngày 1/12, theo thông báo của Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA), hiện có trên 415.000 người dân Gaza di tản đang trú ẩn tại các trường học của cơ quan này. UNRWA cũng cho biết, hàng trăm nghìn người khác đang phải sống trong điều kiện tồi tệ hơn tại những nơi trú ẩn tạm thời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.