An ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh mới
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo, chiến sự Ukraina có thể tạo ra tình trạng mất an ninh lương thực trên diện rộng, website của Liên Hợp Quốc thông tin tuần qua.
![]() |
Gián đoạn sản xuất do chiến sự
Cảnh báo của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc được đưa ra sau đánh giá tại 19 trong số 24 vùng của Ukraina cho thấy không chắc Ukraine có thể thu hoạch mùa màng, trồng mới hoặc duy trì chăn nuôi gia súc.
Ông Rein Paulsen - Giám đốc FAO, Văn phòng Khẩn cấp và Khả năng phục hồi - cho biết: “Một phát hiện đáng lo ngại trước mắt là tình trạng thiếu lương thực sẽ xảy ra ngay hoặc trong 3 tháng tới ở hơn 40% các vùng và trường hợp được khảo sát”.
Với ngành sản xuất rau củ quả quan trọng, "xung đột có khả năng làm gián đoạn sản xuất nghiêm trọng với hàng chục nghìn nông dân sản xuất nhỏ, những người đã quyết định ở lại" - ông nói thêm.
Để giúp hỗ trợ nỗ lực cứu trợ rộng lớn hơn, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc kêu gọi 50 triệu USD tài trợ nhưng chỉ đạt được 10%. Tuy nhiên, có thể hỗ trợ hơn 14.600 gia đình nông dân qua việc cung cấp cho họ hơn 740 tấn hạt giống cần thiết để gieo trồng - ông Paulsen giải thích.
Cũng trong tuần qua, nhà phân tích APK-Inform cho biết, các tuyến đường sắt của Ukraina đang phải vật lộn với tình trạng tồn đọng các toa tàu chở ngũ cốc ở biên giới phía tây của đất nước. Tình trạng này xảy ra khi các thương nhân tìm kiếm các tuyến đường xuất khẩu thay thế bởi các cảng chính ở Biển Đen bị đình đốn do chiến sự.
Theo dữ liệu của Hội đồng ngũ cốc quốc tế, Ukraina là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ tư thế giới trong niên vụ 2020-2021, với hầu hết các mặt hàng của nước này được vận chuyển qua Biển Đen.
Tuy nhiên, khi giao tranh dọc theo phần lớn bờ biển, các thương nhân đang hướng vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt hoặc qua các cảng Romania. APK-Inform thông tin, ngành đường sắt Ukraina đã mở 12 nhà ga cho các thương nhân, nhưng các toa tàu đang ùn ứ và dự kiến cần khoảng 2-3 tuần để thông tuyến, đưa hàng hóa tới người tiêu dùng.
APK-Inform cho hay, chi phí vận chuyển ngũ cốc Ukraina đến cảng Constanta của Romania là 120-150 euro (133 - 166USD) mỗi tấn. Trước chiến sự, các thương nhân trả khoảng 40USD để vận chuyển ngũ cốc đến các cảng ở Biển Đen của Ukraina.
Các nhà phân tích đánh giá, Ukraina, quốc gia đã xuất khẩu 43 triệu tấn ngũ cốc từ đầu vụ vào tháng 7 năm ngoái cho đến khi chiến sự bùng phát vào tháng 2 năm nay, chỉ có thể xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn trong 3 tháng tới, do những khó khăn về logistics. Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina, Kiev dự báo xuất khẩu ngũ cốc có thể đạt 65 triệu tấn trong mùa này.
Tác động toàn cầu
Cũng trong tuần qua, Liên Hợp Quốc cảnh báo, chiến sự Ukraina có thể là một "thảm họa" với an ninh lương thực trên toàn thế giới. Tại cuộc họp tuần qua, các quan chức Liên Hợp Quốc lưu ý, chiến sự sẽ làm trầm trọng thêm tình hình hỗ trợ nhân đạo, vượt xa bất cứ điều gì nhân loại chứng kiến kể từ Chiến tranh Thế giới 2.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) là tổ chức quốc tế hoạt động để cung cấp thực phẩm cho hàng triệu người phải di dời do xung đột và thiên tai. Tuy nhiên, ông David Beasley, giám đốc điều hành của tổ chức, cho biết, hoạt động cung cấp thực phẩm của tổ chức có nguy cơ bị đe dọa. Ông chỉ ra, do chi phí nhiên liệu, thực phẩm và chi phí vận chuyển tăng cao, Chương trình Lương thực Thế giới đã phải hạn chế khẩu phần thực phẩm từ trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina ngày 24.2.
Chỉ riêng ở Yemen, tổ chức này đã phải "cắt giảm 50% khẩu phần của 8 triệu người". Theo WFP, 31.000 người ở nước này đang đối mặt với "tình trạng giống như nạn đói" và con số này có thể lên tới 161.000 người vào tháng 6. Chương trình Lương thực Thế giới cho biết, 2,2 triệu trẻ em ở nước này bị "suy dinh dưỡng nặng".
"Bây giờ, chúng tôi đang xem xét đến khả năng hết toàn phần... Chúng ta đang nói về một thảm họa chồng thảm họa" - ông David Beasley cảnh báo.
Ông cũng chỉ ra, chiến sự Ukraina đang khiến nước này từ “vựa lúa mì của thế giới thành những dòng người chờ phát chẩn”. Khoảng 31% lượng lúa mì nhập khẩu vào Yemen trong 3 tháng qua đến từ Ukraina, theo Chương trình Lương thực Thế giới. Ukraina cũng là một trong những nhà cung cấp dầu hướng dương lớn nhất của tổ chức này. Năm 2021, Ukraina là nhà cung cấp ngũ cốc lớn thứ hai cho Liên minh Châu Âu, theo IHS Markit.
"Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới bất cứ điều gì như này có thể xảy ra. Nó không chỉ tàn phá Ukraina và khu vực mà còn có tác động bối cảnh toàn cầu vượt khỏi bất cứ điều gì chúng ta từng chứng kiến kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2" - ông Beasley nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman chia sẻ trong cuộc họp rằng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đã ước tính "khoảng 13 triệu người nữa trên toàn thế giới có thể bị đẩy vào tình trạng mất an ninh lương thực" do chiến sự Ukraina.
Theo Báo Lao động
Đọc thêm

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo nguy cơ chạm trần nợ vào tháng 8
Ngày 10/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo, “khả năng đáng kể” nước này sẽ không còn khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính vào tháng 8 tới, theo đó kêu gọi Quốc hội sớm hành động để ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ.

Các cuộc không kích của RSF khiến ít nhất 33 Sudan thiệt mạng
Ít nhất 33 người đã thiệt mạng ở Sudan -trong các cuộc tấn công do Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) thực hiện, lực lượng đã giao tranh với quân đội Sudan kể từ tháng 4/2023.

Hãng Google bị kiện tại Italy với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường
Tập đoàn Moltiply của Italia mới đây đã đệ đơn kiện hãng Google lên tòa án Milan, yêu cầu bồi thường 2,97 tỷ euro (tương đương 3,34 tỷ USD) với cáo buộc lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh, Google đang đối mặt với nhiều thách thức pháp lý tại Châu Âu, bao gồm các cuộc điều tra về hành vi độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số và việc tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) mới của Liên minh châu Âu EU.

Boston Dynamics ra mắt robot hình người Atlas thế hệ mới có khả năng quay phim chuyên nghiệp
Trong bối cảnh việc ứng dụng robot đang ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả trong lĩnh vực phim ảnh, nhà sản xuất robot Boston Dynamics của Mỹ cùng các đối tác mới đây đã chế tạo thành công robot hình người thế hệ mới được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đảm trách vai trò quay phim giống như con người.

Tổng thống Mỹ đánh giá tích cực về cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thụy Sĩ
Ngày 11/5, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã tiếp tục ngày đàm phán thứ 2 tại Geneva, Thụy Sỹ với mục tiêu làm dịu cuộc chiến thương mại đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Sau ngày đàm phán thứ nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng hoan nghênh và đánh giá rằng, hai bên đã đạt được một sự khởi đầu lại hoàn toàn theo cách thân thiện và mang tính xây dựng.

Ấn Độ và Pakistan tái xung đột sau thỏa thuận ngừng bắn
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn sau nhiều ngày giao tranh căng thẳng, nhưng chỉ vài giờ sau, hai bên lại cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp định. Sự việc đã làm dấy lên lo ngại về tính bền vững của thỏa thuận giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á này.

Nga thực hiện lệnh ngừng bắn 72 giờ nhân dịp Ngày Chiến thắng
Ngày 7/5, Điện Kremlin cho biết, lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất vẫn có hiệu lực như dự kiến, tức bắt đầu từ 0 giờ ngày 8-5 (giờ Moscow). Lệnh ngừng bắn được đưa ra trong bối cảnh Nga tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Tổng thống Mỹ tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao với hàng hóa Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/5 tuyên bố không nhượng bộ trong chính sách áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại giữa 2 nước sắp diễn ra tại Thụy Sĩ.

Hàn Quốc: Triều Tiên phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển Nhật Bản
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết Triều Tiên ngày 8/5 đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông. Đây là vụ thử tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 3 vừa qua và là vụ phóng tên lửa đạn đạo thứ 2 của nước này kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 năm nay.

Lễ hội mùa xuân Seihakusai tại Nhật Bản
Thành phố Nanao thuộc tỉnh Ishikawa của Nhật Bản mới đây đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Seihakusai, một trong những lễ hội mùa xuân đặc sắc nhất của đất nước mặt trời mọc nhằm cầu mong mùa màng bội thu và cuộc sống an lành.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.