ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ảnh hưởng khi trẻ ngậm mút tay - lời cảnh báo của bác sĩ nhi khoa

Ngậm mút tay là thói quen rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi. Tuy nhiên, khi trẻ đã khôn lớn mà vẫn còn thói quen này, việc ngậm mút tay sẽ trở thành "tật khó chữa" vô hình chung sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

14/02/2019 10:04

Ths.Bs Đinh Thạc ( Bệnh viện Nhi đồng I) đã chỉ ra những  bất lợi khi trẻ mắc tật ngậm mút tay và bí quyết giúp cha mẹ dần giúp bé loại bỏ thói quen này.

Nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Mút tay được xem là bình thường ở những trẻ nhỏ. Bản năng bú mút tự nhiên dẫn đến việc trẻ thường xuyên mút tay trong những tháng đầu đời và thậm chí từ trước khi sinh. Trẻ có thể mút ngón tay, bàn tay hoặc những phần khác của cơ thể. Nhiều  nghiên cứu cho thấy đa số trẻ có thể an toàn khi ngậm mút ngón tay vì trẻ chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đa phần những trẻ trên 5 tuổi vẫn giữ thói quen này thì việc ngậm mút ngón tay sẽ trở thành tật khó chữa gây những bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai.

- Ngậm mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch sẽ là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay – miệng như bệnh chân tay miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun và đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá.

- Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại, thậm chí lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều với thời gian dài, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường.

- Nghiêm trọng hơn, ở những trẻ từ 5 – 6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn, tật ngậm mút tay với động tác mút mạnh liên tục hoặc dùng lưỡi đẩy thì có thể gây ra một số tổn thương ở răng và hàm, dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (một hàm thụt vào trong), lệch khớp cắn, khó phát âm.

- Về mặt tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của sự xấu hổ, thiếu tự tin và bị các bạn bè chú ý trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

 

ngam mut.jpg

Ngậm mút tay là thói quen của trẻ nhỏ.

 

Giúp trẻ dần bỏ tật ngậm mút tay

- Với trẻ còn bú mẹ nên cho bú mẹ đầy đủ để bảo đảm trẻ không bị đói để tránh thói quen trẻ tìm tay của mình để ngậm mút. Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, cha mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay.

- Những lúc trẻ gặp khó khăn hoặc đang căng thẳng như trẻ bị bệnh, bị đau đớn sau tiêm chủng, bị người lớn dọa nạt khiến trẻ sợ hãi, cha mẹ lúc này nên dành nhiều thời gian gần gũi bên trẻ để chăm sóc trẻ tốt hơn, tạo sự ấm áp giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn một cách dễ dàng, cũng là cách để hạn chế thói quen trẻ ngậm mút tay.

 

ngam mut 1.jpg

Ngậm mút tay gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

- Những trẻ tuy lớn những vẫn còn thói quen ngậm mút tay, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn giúp trẻ bỏ dần tật ngậm mút tay qua lời động viên, giải thích những tác hại có thể xảy ra khi trẻ ngậm mút tay “kéo dài” gây bất lợi đến sức khỏe và sự vui chơi của trẻ, một cách tích cực hơn là tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia những trò chơi mà trẻ yêu thích như trò chơi ô chữ, tô màu truyện tranh, nặn đất, tô tượng, chơi cầu tụt, đá banh nhẹ nhàng…giúp trẻ phát triển tốt thể lực và trí não, quan trọng hơn là giúp trẻ dễ dàng “quên đi món khoái khẩu là ngậm tay”.

- Với những trẻ đã “ghiền ngậm tay và ngậm đồ chơi”, trong giai đoạn “cai ngậm mút tay” cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý thói quen vệ sinh cần thiết cho trẻ như nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh, những đồ chơi thường ngày và nơi vui chơi của trẻ cũng phải đảm bảo việc giữ vệ sinh thật tốt.

Nếu những cố gắng trên của cha mẹ không giúp đuợc gì cho trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên về tâm lý trẻ em để có biện pháp khắc phục và chăm sóc trẻ tránh tật ngậm mút tay một cách hiệu quả hơn.

Theo Nguyên Vũ 

Sức khỏe & Đời sống


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

Không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch

08:38 , 30/04/2024

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Trong đó nhấn mạnh: các địa phương không để dịch bệnh bùng phát, nhất là dịp cao điểm mùa du lịch.

Đề xuất hưởng Bảo hiểm y tế 100%, dùng thuốc như tuyến trên với một số trường hợp người bệnh

Đề xuất hưởng Bảo hiểm y tế 100%, dùng thuốc như tuyến trên với một số trường hợp người bệnh

09:57 , 29/04/2024

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đã đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật.

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế thăm Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế thăm Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

18:03 , 28/04/2024

Câu lạc bộ Hưu trí Sở Y tế vừa đến thăm, gặp mặt cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa. Đây là hoạt động thường niên của Câu lạc bộ với mục đích nắm bắt sự phát triển của ngành y tế tỉnh nhà.

Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hiến máu

Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kêu gọi hiến máu

18:02 , 28/04/2024

Để bảo đảm nguồn máu phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các địa phương, đơn vị đã tổ chức các đợt hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên lượng máu tiếp nhận chưa đáp ứng được nhu cầu về máu trong và sau dịp nghỉ lễ.

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

10:04 , 28/04/2024

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

19:55 , 27/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay sát với ngày cuối tuần nên số ngày nghỉ kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện công lập và tư nhân trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân.

Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" tỉnh Thanh Hóa

Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" tỉnh Thanh Hóa

18:05 , 27/04/2024

Chiều ngày 27/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị khoa học "An toàn truyền máu" năm 2024. Hội nghị có sự tham gia báo cáo của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Huyết học truyền máu của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

08:58 , 27/04/2024

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá, hiện nay, tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng diễn ra trên cả nước, trong đó có Thanh Hoá. Việc gián đoạn cung ứng vắc xin khiến cho tỷ lệ bao phủ các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng của tỉnh ở mức thấp, không bảo đảm miễn dịch cộng đồng và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là đối với trẻ em.

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ

18:13 , 26/04/2024

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc đề nghị đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

23:00 , 25/04/2024

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 2017 trên cơ sở tách và nâng cấp Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, có quy mô 200 giường bệnh. Thời điểm mới đi vào hoạt động Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa chỉ có 78 cán bộ, viên chức và người lao động, hoạt động ở 10 khoa phòng, cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau.