Áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến thủy sản
(TTV) - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sơ chế, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh đang áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến HACCP - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng ngừa nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
![]() |
Trước đây, nguyên liệu thu mua của Công ty TNHH Một thành viên thuỷ hải sản Tuyết Tuấn vẫn còn bị lẫn nhiều mặt hàng chưa đảm bảo chất lượng; khâu chế biến cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Đến năm 2017, khi công ty áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến HACCP thì tất cả nguyên liệu đều phải được chọn lọc kỹ càng; các công đoạn sơ chế, chế biến thuỷ hải sản và lao động tham gia sản xuất cũng buộc phải tuân thủ chặt chẽ quy chuẩn của chương trình. Nhờ đó, các sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
![]() |
Đối với Công ty Cổ phần nước mắm Thanh Hương, việc áp dụng chương trình HACCP cũng đã góp phần quan trọng, giúp công ty duy trì khối lượng sản xuất lên tới 400 nghìn lít nước mắm một tháng, mà vẫn luôn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để áp dụng Chương trình quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, các đơn vị phải đảm bảo và tuân thủ đầy đủ các điều kiện quy chuẩn trong quy trình chế biến thực phẩm, từ khâu chọn nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, thành phẩm, đóng gói… Đặc biệt, với việc phân tích các mối nguy, chương trình sẽ giúp doanh nghiệp dự báo được các rủi ro về an toàn thực phẩm và đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản Thanh Hoá đang quản lý 38 doanh nghiệp sơ chế, chế biến và nuôi trồng thuỷ sản; trong đó, có 14 doanh nghiệp áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến HACCP.
![]() |
Sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo được uy tín và niềm tin đối với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các địa phương, đơn vị cần có cơ chế, chính sách phù hợp, để khuyến khích các cơ sở sơ chế, chế biến thuỷ sản nhỏ lẻ áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, nhằm hạn chế và giảm thiểu những nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo Bản tin Thanh Hóa ngày mới/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm nâng cao năng suất và hạn chế rủi ro trong sản xuất, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất.

Hơn 34.900 người tham gia Nền tảng nCademy
Nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đã mở khóa học miễn phí đầu tiên cho người dùng cá nhân về kỹ năng an ninh mạng. Chỉ sau vài ngày, khóa học đã nhanh chóng thu hút được hơn 34.900 người tham gia.

Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực an ninh mạng
Báo cáo của Cisco cho thấy, phần lớn các tổ chức tại Việt Nam vẫn đang đối mặt thách thức lớn về tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực an ninh mạng.

Hà Trung triển khai phong trào "Bình dân học vụ số"
Ngay sau lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn toàn tỉnh, huyện Hà Trung đã có triển khai sâu rộng, đồng bộ và hiệu quả phong trào nhằm phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho người dân. Từ đó, giúp người dân tiếp cận và dễ dàng ứng dụng công nghệ số vào đời sống cũng như trong công việc, góp phần xây dựng chính quyền số, xã hội số.

Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành nghề chế biến thủy, hải sản
Thời gian qua, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương đã khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa các sản phẩm đến gần hơn, nhanh hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Bế mạc và trao giải Hội thi Tin học trẻ toàn tỉnh lần thứ 28 năm 2025
Chiều 11/5, Tỉnh đoàn, Sở giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Hồng và Hội tin học tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức lễ bế mạc và trao giải Hội thi Tin học trẻ toàn tỉnh lần thứ 28 năm 2025.

Công nghiệp game Việt Nam dự kiến thu về khoảng 1,66 tỷ USD năm 2025
Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về phát hành game trên nền tảng điện thoại thông minh. Đây là thông tin từ Báo cáo "Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp game trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030" do TikTok và Sensor Tower thực hiện.

85% người Việt dùng ứng dụng Zalo
Theo báo cáo mới nhất của Decision Lab, với 78 triệu người dùng thường xuyên, nền tảng Zalo đang dẫn đầu về tỷ lệ người Việt sử dụng, vượt qua cả facebook, viber, telegram.

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang thiếu hụt 200.000 nhân lực so với nhu cầu
Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.