ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

ASEAN có vai trò gì trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông?

Đối thoại Biển lần thứ 5 là cơ hội để các học giả, các nhà nghiên cứu "hiến kế" giúp ASEAN đối phó với những thách thức trên Biển Đông.

18/06/2019 17:05

Sáng 18/6, Đối thoại Biển lần thứ 5 với chủ đề "Hợp tác ASEAN trong vấn đề Biển Đông" do Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Konrad-Adenauer Stiftung (KAS) của Đức và Đại sứ quán Australia đã diễn ra tại Hà Nội.

asean co vai tro gi trong giai quyet tranh chap tren bien dong? hinh 1
Các đại biểu thảo luận tại Đối thoại Biển lần thứ 5 với chủ đề "Hợp tác ASEAN trong vấn đề Biển Đông".

Mục tiêu của buổi đối thoại nhằm đánh giá tổng thể tình hình Biển Đông trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực, sự hợp tác của ASEAN trong đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống tại Biển Đông. Đối thoại Biển lần thứ 5 là cơ hội để các học giả, các nhà nghiên cứu khu vực và quốc tế cùng thảo luận và tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm tăng cường xây dựng lòng tin, thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nguy cơ xung đột.

Vai trò của ASEAN giải quyết các vấn đề trên Biển Đông

Tại Đối thoại biển lần thứ 5, các chuyên gia đều có chung nhận định, ASEAN đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Phát biểu mở đầu đối thoại, ông Peter Girke, Đại diện Quỹ Konrad Adenauer tại Việt Nam nhấn mạnh, Biển Đông là khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng, là một không gian hợp tác rộng lớn về hàng hải, kinh tế, chính trị, quân sự, song đây cũng là khu vực chồng lấn về lợi ích, tồn tại nhiều tranh chấp, nhiều thách thức an ninh.

asean co vai tro gi trong giai quyet tranh chap tren bien dong? hinh 2
Trưởng Đại diện Quỹ Konrad-Adenauer Stiftung (KAS) của Đức tại Việt Nam Peter Girke phát biểu tại Đối thoại.

Hiện nay, sự ổn định và phát triển của hầu hết các quốc gia ASEAN đang phụ thuộc chủ yếu vào tuyến đường hàng hải trên biển Đông. Do vậy hợp tác trên biển để đối phó với những thách thức chung là nhu cầu cấp thiết, góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế biển và làm giảm nguy cơ xung đột. Nhưng vai trò này chỉ có được khi có sự đoàn kết của các nước thành viên ASEAN trong thống nhất hành động.

Cùng chung quan điểm này, diễn giả Hoàng Thị Hà, thuộc Viện nghiên cứu ISEAS – Yusof  Ishak, Singapore khẳng định, ASEAN là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hợp tác, phối hợp giữa các quốc gia với nhau. “Với tư cách là một tổ chức trong khu vực, ASEAN không có quyền đưa ra bình luận về tuyên bố chủ quyền, song ASEAN có một mục tiêu chính là đảm bảo hòa bình, an ninh, tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là nguyên tắc chính định hướng cho tuyên bố của ASEAN về vấn đề Biển Đông, bất chấp sự khác biệt giữa các nước thành viên trong vấn đề này”, bà Hoàng Thị Hà phát biểu.

Về cơ bản, quan điểm của ASEAN là đảm bảo những tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Khi có mối đe dọa về hòa bình an ninh trong khu vực thì ASEAN sẽ thay mặt các nước thành viên đưa ra lập trường thể hiện sự quan ngại.

Thách thức đặt ra đối với ASEAN

Theo diễn giả Hoàng Thị Hà, trước hết là những thách thức chung tại Biển Đông. Bà nhấn mạnh, khu vực Biển Đông tồn tại nhiều thách thức truyền thống và phi truyền thống. Nơi đây diễn ra những tranh chấp về chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực, và nổi bật là vấn đề tự do hàng hải. Ngoài ra còn những vấn đề khác liên quan đến môi trường biển, ô nhiễm môi trường, việc khai thác không bền vững các nguồn lợi thủy hải sản hiện nay. Trong một thập kỷ qua có thêm khía cạnh khác là Biển Đông đã trở thành nơi gia tăng cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn, trong đó phải kể đến Mỹ và Trung Quốc.

Tiếp theo, là sự bất đồng giữa ASEAN và Trung Quốc trong thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông  (gọi tắt là DOC) được ký kết 2002. Tuyên bố này dựa trên nguyên tắc cơ bản là giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, không sử dụng vũ lực, tạo ra cơ sở giải quyết các hoạt động thực tiễn trên biển cũng như đặt ra nền tảng xây Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong tương lai. Tuy nhiên việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc không đồng thuận với nhiều điểm quan trọng trong bộ quy tắc  DOC. Năm 2011, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được  Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng hướng dẫn này vẫn chưa thực sự khả thi bởi vẫn chưa có sự nhất quán và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên.  

Sau DOC, ASEAN và Trung Quốc tiếp tục Đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việc đàm phán COC vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất liên quan đến phạm vi điều chỉnh bộ quy tắc, liên quan điến sự kiềm chế giữa các bên, vị thế pháp lý của Bộ Quy tắc.

Cuối cùng là những mâu thuẫn trong bản thân ASEAN như sự phân tầng giữa các nước thành viên về kinh tế hay việc thiết lập cơ chế “ASEAN +”  hay “ASEAN -” cũng đặt ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết các thách thức về vấn đề Biển Đông, Tiến sỹ Chow Bing, Đại học Malaya, Malaysia nhận xét. Ông Chow Bing cho rằng, mô hình “ASEAN -” dành cho những nước ít phát triển hơn về kinh tế, mong muốn có cơ chế riêng để hợp tác với nhau. Tuy nhiên, mô hình này làm giảm sự nhất quán trong khối ASEAn liên quan đến mục tiêu xử lý vấn đề Biển Đông. Bởi nếu bóc tách hay chia nhỏ từng nhóm quốc gia ASEAN thì cách tiếp cận các vấn đề như tự do hàng hải sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Còn đối với mô hình “ASEAN +”, tức là mở rộng các cơ chế hợp tác với những nước bên ngoài thì sẽ dễ  khiến vai trò trung tâm của ASEAN trở nên mờ nhạt, khó thực hiện được trọng tâm chiến lược.

Theo ông Chow Bing, do sự khác biệt rất lớn giữa các thành viên trong khối nên khó có thể trông đợi việc ASEAN đưa ra một cách tiếp cận mang tính cách mạng về vấn đề Biển Đông. Kể từ khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên đưa ra tuyên bố ASEAN về Biển Đông tại Manila tháng 7/1992 đến nay đã có những điểm mang tính chất tiếp nối nhưng cũng có những điểm thay đổi trong cách tiếp cận của ASEAN.

ASEAN cần đưa ra lập trường thống nhất

Tại phiên thảo luận, Diễn giả Hoàng Thị Hà nhấn mạnh, yêu cầu thực tế khách quan của tình hình khu vực Biển Đông hiện nay đòi hỏi các quốc gia hữu quan, nhất là các nước thành viên ASEAN cần đề cao hợp tác với tầm nhìn chiến lược, tích cực chủ động trong sáng kiến các phương thức hợp tác, giao lưu trên biển để góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông. 

Nội dung và phương thức giao lưu, hợp tác quốc tế ở Biển Đông giữa các nước thành viên ASEAN cần được thực hiện trong khuôn khổ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, luật biển hiện đại, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và các thỏa thuận khu vực như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, tiến tới thông qua Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Một khi ASEAN đoàn kết đưa ra lập trường chung, thì tiếng nói của tổ chức khu vực này sẽ có trọng lượng nhưng nếu ASEAN bị chia rẽ và bị phân hóa, thì tiếng nói của ASEAN sẽ bị suy yếu, bị các nước lớn chi phối. Các diễn giả đều cho rằng, chỉ khi đạt được sự thống nhất trong hành động, ASEAN mới tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề căng thẳng trên Biển Đông.

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

23:06 , 01/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/4 đã ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước này và thay thế cho chính sách đã tồn tại hàng thập kỷ.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.