Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao?
Trong thời gian mang thai nhiều mẹ bầu bị sổ mũi cảm thấy vô cùng lo lắng cho sức khỏe thai nhi.
* Viêm mũi thai kỳ
Một con số thống kê cho biết, trong thời gianmang thaicó tới 30% thai phụ gặp phải hiện tượng chảy nước mũi, nghẹt mũi. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và phổ biến ở bà bầu mà không phải xuất phát từ nguyên nhân dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Do vậy, tình trạng này được gọi là viêm mũi thai kỳ.
Hiện tượng viêm mũi thai kỳ thường xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ với biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nó có thể diễn ra trong thời gian mẹ bầu ốm nghén rồi biến mất, hoặc xuất hiện trở lại vào giai đoạn cuối mang thai. Sau khi sinh, biểu hiện này sẽ hoàn toàn biến mất.
Nguyên nhân viêm mũi thai kỳ ở bà bầu là do trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng của hormone estrogen khiến các màng mũi tiết nhiều dịch nhầy và sưng lên.
Bên cạnh đó, lưu lượng máu trong cơ thể của mẹ bầu tăng lên trong thai kỳ khiến các mạch máu nhỏ li ti trong màng mũi bị sưng phù và làm đường thở bị thu hẹp gây ra tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi liên tục.
Có tới 30% thai phụ bị viêm mũi thai kỳ và đây là biểu hiện bình thường, không đáng lo.(Ảnh minh họa)
Ngoài biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi mẹ bầu không gặp phải những triệu chứng khác thì chị em không cần quá lo lắng, hoang mang đến sức khỏe của thai nhi, mặc dù tình trạng này sẽ khiến bạn thấy đôi chút khó chịu.
* Do bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh truyền nhiễm
Biểu hiện sổ mũi, ngạt mũi kèm theo ho, họng đau, hắt hơi liên tục, nước mũi có dịch vàng hoặc xanh, đau đầu nhẹ hoặc có dấu hiệu sốt cho thấy bà bầu đã bị mắc bệnh truyền nhiễm, dễ gặp phải là cảm cúm.Lúc này, mẹ bầu cần được thăm khám y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Ngoài việc giữ ấm cơ thể và vệ sinh mũi họng thật tốt, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống, kể cả thuốc nam, thuốc đông y.
* Viêm xoang
Nhiều chị em có tiền sử bị viêm xoang, khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi, các triệu chứng xoang sẽ xuất hiện “tấn công” mẹ bầu. Cụ thể là bà bầu bị sổ mũi, đau đầu, đau xương hàm, đau vùng mặt, khó khăn trong việc nhận biết mùi, mũi xuất tiết dịch nhầy vàng hoặc xanh.
Trong trường hợp này, trước khi mang thai, chị em cần có kế hoạch giữ gìn sức khỏe cũng như tư vấn bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng cũng như sản khoa để có biện pháp dự phòng hoặc chuẩn bị thuốc kịp thời trong trường hợp mẹ bầu lên cơn xoang.
* Dị ứng thai kỳ
Nếu bị dị ứng thai kỳ, mẹ bầu có thể bị sổ mũi, tắc mũi, chảy nước mũi liên tục kèm theo biểu hiện ho, hắt hơi, ngứa tai-mũi-họng, hoặc phát ban trên cơ thể. Hiện tượng dị ứng thai kì thường khó dự đoán, sau khi xuất hiện, tình trạng bệnh có thể đỡ chút ít hoặc trở nặng, hoặc là một biểu hiện của một bệnh dị ứng nào đó mà trước khi mang thai chị em chưa từng mắc phải.
Nếu bị ngứa, bạn cũng chỉ nên xoa nhẹ nhàng vùng da bị ngứa để giảm bớt khó chịu và nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Bà bầu bị sổ mũi nên đi khám để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý. (Ảnh minh họa)
Bà bầu bị sổ mũi cần lưu ý điều gì?
Khibà bầu bị sổ mũi cần làm gìvìtình trạng này kéo dài khiến chị em cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tùy theo mức độ sổ mũi bạn cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc, đặc biệt là mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
- Để giúp dễ thở, giảm bớt hiện tượng ngạt mũi, chảy nước mũi, hàng ngày chị em nên nhỏ nước mũi, tốt nhất là nước muối sinh lý dạng phun sương để vệ sinh sạch hốc mũi.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tập thể dục đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng trước nguy cơ nhiễm bệnh ngày càng gia tăng.
- Tránh đến những nơi có không khí ô nhiễm hoặc thường xuyên sử dụng khẩu trang y tế nếu bạn là người mẫn cảm, có cơ địa dị ứng thời tiết vì nơi đông người, không khí khói bụi hoặc nơi có khói thuốc lá, mùi bia rượu, mùi hóa chất… đều là những tác nhân kích thích gây viêm mũi dị ứng khiến bà bầu bị sổ mũi nặng nề hơn.
- Khi ngủ nên kê cao gối. Ngoài ra, trong phòng ngủ của bà bầu có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm nhưng cần vệ sinh máy thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ.
- Với những giai đoạn thời tiết giao mùa thay đổi thất thường, khi đi ra ngoài, chị em bầu bí cần chuẩn bị sẵn áo khoác, khăn, áo mưa hoặc dù để đề phòng nhiễm lạnh, nhiễm nước mưa.
- Bà bầu cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh cảm cúm hoặc có dấu hiệu sổ mũi
Một vài mẹo trị sổ mũi cho bà bầu dễ thực hiện, hiệu quả cao
Nước chanh, mật ong giúp giảm nhanh tình trạng sổ mũi, đau họng và an toàn cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Bà bầu bị sổ mũi phải làm saolà thắc mắc của nhiều chị em khi gặp phải tình trạng đường hô hấp gặp biến chứng khó chịu. Thực tế việc sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, ngạt mũi tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hậy quả khôn lường, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, sử dụng thuốc điều trị với thai phụ cần hết sức thận trọng. Trong 1 số trường hợp, chị em có thể áp dụng những mẹo trị sổ mũi cho bà bầu an toàn mà hiệu quả dưới đây:
- Tắm hoặc xông mũi bằng rượu gừng:Biện pháp này giúp làm ấm cơ thể và thông mũi nhanh chòng. Bạn có thể nhỏ vài giọt rượu gừng vào nước chậu nước tắm hàng ngày, hoặc ca nước nóng rồi xông mũi. Cách làm này rất hiệu quả và phù hợp khi bà bầu bị sổ mũi vì thời tiết giao mùa, mưa lạnh.
-Sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày:Nếu bà bầu không ngại mùi hôi của tỏi thì đây chính là loại gia vị hữu hiệu có tác dụng đề phòng cũng như điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả. Chị em có thể gia giảm việc dùng tỏi trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
- Uống nước chanh:Một cốc nước chanh ấm cùng 1 thìa cà phê mật ong sẽ giúp giảm đau rát cổ họng và tình trạng mũi chảy dịch nhầy.
- Ăn canh gà:Canh gà rất tốt cho phụ nữ mang thai bị sổ mũi. Các nhà khoa học Mỹ cho biết các dưỡng chất trong thịt gà giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể nhanh chóng. Đặc biệt, nước canh gà có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng về đường hô hấp, cảm cúm.
Theo Phương Thanh (Dịch theo Wemd) (Khám phá)
Eva.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá
Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19
Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế
Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành. Thực tế, trong quá trình hoạt động, đội ngũ điều dưỡng đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”
Sáng 11/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm huyết học và Truyền máu, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Khoảng trời Y".

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.