Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Chỉ thị 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành nhằm huy động cao nhất nguồn lực của xã hội, cùng với nguồn lực của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến hết tháng 9, năm 2024, toàn tỉnh có 5.000 hộ nghèo, hộ chính sách, hộ khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cửa. Để Chỉ thị được thực hiện có hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa đã dành nguồn lực đảm bảo mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho mỗi ngôi nhà xây mới là 80 triệu đồng. Ngoài ra, các địa phương, tùy tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương mình sẽ huy động thêm nguồn lực ủng hộ các gia đình khó khăn về nhà ở sớm có nơi ở mới.
Thời gian qua việc hỗ trợ xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại huyện Bá Thước được thực hiện chủ yếu dựa vào chương trình mục tiêu quốc gia về chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, với mức hỗ trợ 40 triệu đồng đối với hộ xây dựng nhà mới và 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà là khá thấp so với chi phí các hộ phải bỏ ra để xây dựng nhà, nên các hộ thiếu mặn mà với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, dẫn đến tiến độ giải ngân chương trình mục tiêu quốc gia chậm, gây lãng phí nguồn lực.
Trong khi rất nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa lúng túng trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 22 về vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách và hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu là đảm bảo mỗi ngôi nhà xây mới được hỗ trợ 80 triệu đồng và sửa chữa được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Chỉ thị 22 chính là sự bổ sung quan trọng về nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách khó khăn về nhà ở.
Cụ thể hóa tinh thần của Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Bá Thước đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng xã, thị trấn trong huyện. Huyện phấn đấu trong năm 2024 sẽ hỗ trợ để 800 hộ được hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà ở.
Gia đình anh Trương Văn Kim ở thôn Mý, xã Ái Thượng là hộ nghèo, không có công việc và thu nhập ổn định vì thế để xây dựng được ngôi nhà kiên cố đối với gia đình anh là một việc rất khó khăn. Nếu để gia đình tự thân vận động, không biết đến bao giờ gia đình anh Kim mới có thể thoát khỏi cảnh sống trong ngôi nhà xập xệ, hư hỏng. Tuy nhiên với việc được Nhà nước hỗ trợ 80 triệu đồng, cùng với số tiền gia đình tiết kiệm được và sự ủng hộ của anh em, cộng đồng dân cư, gia đình anh Kim đã quyết định xây dựng ngôi nhà kiên cố với tổng số tiềm khoảng trên 200 triệu đồng. Anh Trương Văn Kim, thôn Mý, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa xúc động cho biết: "Vợ chồng tôi con nhỏ, không có việc làm ổn định nên rất khó khăn, nay được Nhà nước quan tâm hỗ trợ tiền 80 triệu làm nhà, đối với chúng tôi là rất quý báu và là động lực quan trọng để gia đình tôi xây dựng ngôi nhà, ổn định cuộc sống. Gia đình tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của anh em bà con".
Những hộ khó khăn về nhà ở thường là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách neo đơn, điều kiện kinh tế khó khăn, lo cho cuộc sống hàng ngày đã khó khăn vất vả thì việc có tiền để xây dựng ngôi nhà kiên cố, khang trang là điều khá xa vời, với nhiều hộ gia đình, đó là điều không thể. Vì thế, để tinh thần Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được triển khai sâu rộng, đi vào cuộc sống, huyện Bá Thước đã tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong và ngoài huyện bằng cả vật chất, tinh thần, ngày công, cùng chung tay, góp sức vì cuộc sống tốt đẹp hơn của các hộ nghèo, cùng lan tỏa thông điệp "không ai bị bỏ lại phía sau". Sau khi Chỉ thị 22 được ban hành, toàn huyện Bá Thước đã quyên góp được trên 3 tỷ đồng, cùng với tiền hỗ trợ của tỉnh, nguồn vốn lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia sẽ đảm bảo mỗi hộ xây dựng nhà mới được hỗ trợ 80 triệu đồng, hộ sửa chữa nhà được hỗ trợ 40 triệu đồng.
Ông Bùi Trung Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Thiết Ống, huyện Bá Thước cũng cho biết thêm: Đảng ủy, chính quyền xã sẽ xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ công tác tuyên tryền, vận động các hộ, cộng đồng dân cư vào cuộc cùng chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở. Ông Trương Thanh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Ái Thượng, huyện Bá Thước cũng cho biết: Qua rà soát, hiện xã Ái Thượng có 16 hộ khó khăn về nhà, đến nay đã có 4 hộ đã hoàn thành. Trong thời gian tới, xã tiếp tục huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư, phấn đấu để các hộ nghèo đều đã xây dựng được nhà ở khang trang.
Sẽ không có những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố đang được xây dựng, trong đó có nhiều ngôi nhà đang chuẩn bị hoàn thành, nếu không có sự chung tay, ủng hộ từ Nhà nước, cộng đồng, dòng họ. Vì thế mỗi ngôi nhà được xây dựng, không chỉ là chỗ ở cho các hộ nghèo, mà đây còn là biểu tượng cho tình thương, trách nhiệm, tinh thần nhân văn, sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, sự trách nhiệm của cộng đồng đối với các hộ khó khăn về nhà ở.
Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn để các địa phương trong tỉnh nói chung, huyện Bá Thước nói riêng đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn. Đến nay, hơn 6 tháng Chỉ thị được ban hành, Ủy ban MTTQ 3 cấp đã tiếp nhận được kinh phí hỗ trợ hơn 159 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn trong điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn, thể hiện sự đồng tình rất lớn của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh đối với một chủ trương rất nhân văn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Ông Phạm Đình Minh, Bí thư Huyện ủy Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Huyện Bá Thước phấn đấu trong năm 2024, sẽ hoàn thành việc xây dựng mới, sửa chữa nhà cho 800 hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn, đây là nhiệm vụ rất nặng nề, nhất là đối với một huyện điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần nỗ lực và quyết tâm rất cao của Đảng bộ và chính quyền và Nhân dân trong huyện, cùng với việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, huyện Bá Thước phấn đấu sẽ hoàn thành mục tiêu trên để các hộ dân thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở trong năm 2024 được về ở trong những ngôi nhà mới trước Tết Nguyên đán năm nay.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Thành phố Sầm Sơn chú trọng phát triển đảng viên trẻ là học sinh các trường học
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên". 70 năm đã trôi qua, nhưng bài học từ chủ trương đúng đắn này vẫn được Đảng bộ thành phố Sầm Sơn phát huy, áp dụng thực hiện có hiệu quả trong việc quan tâm “gieo hạt giống đỏ”, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là học sinh trong các trường học.
"Gieo hạt giống đỏ" trong trường học ở thành phố Sầm Sơn
Thành phố Sầm Sơn là nơi 70 năm trước con tàu tập kết cập bến đưa những "hạt giống đỏ" của phong trào cách mạng miền Nam ra Bắc. Đây là tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Đảng, Bác Hồ trong việc gieo những "hạt giống đỏ" ở miền Bắc trong những năm tháng chiến tranh, để xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa "hồng", vừa "chuyên".
Huyện Nông Cống phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong trường học
Những năm qua, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phát huy vai trò của các tổ chức Đảng trong trường học, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.