Bá Thước tự hào 95 năm thành lập và phát triển
Trải qua 95 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Bá Thước luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết chung sức đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Bá Thước là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm tỉnh lỵ 110km. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 77 nghìn ha; có 20 xã và 1 thị trấn, với 104 nghìn người. Huyện Bá Thước có QL 217 sang nước bạn Lào và QL 15A nối với các tỉnh vùng Tây Bắc; có hơn 40 km sông Mã chảy qua. Đây là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, quân sự là của ngõ giao thương kinh tế, văn hóa giữa miền ngược với miền xuôi Thanh Hóa.

Bá Thước có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ở thế kỷ XIV; là căn cứ kháng chiến của các nghĩa quân cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX; huyện Bá Thước còn là hậu phương quan trọng của mặt trận Thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống Pháp. Bá Thước có nền văn hóa phong phú và lâu đời với 3 dân tộc anh em Mường, Thái, Kinh cùng nhau chung sống hòa thuận. Người dân Bá Thước rất cần cù, yêu lao động, trọng nhân nghĩa, có tinh thần yêu nước chống áp bức bóc lột và giặc ngoại xâm.
Trước cách mạng Tháng 8, Bá Thước gọi là Châu Tân Hóa được thành lập 3/8/1928, lúc bấy giờ Châu lỵ đóng ở La Hán (xã Ban Công), gồm có 4 tổng, 30 xã, 221 chòm bản. Tháng 11/1945, Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa đã quyết định đổi Châu Tân Hóa thành Châu Bá Thước. Đến tháng 4/1946, Châu Bá Thước được đổi tên thành huyện Bá Thước.


Bá Thước được chia thành 2 vùng, vùng núi cao và vùng núi thấp; có tiềm năng về phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch sinh thái; với diện tích phủ xanh rừng đạt 70,5%; có khu bảo tồn thiên nhiên hơn 17.000ha, với hệ sinh thái rừng, hệ động, thực vật phong phú, đa dạng mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ như một thiên đường giữa đại ngàn. Pù Luông từ lâu đã được mệnh danh như một "Sa Pa giữa lòng xứ Thanh" hay là "Xứ sở mộng mơ Đà Lạt", nơi có khí hậu trong lành mát mẻ, với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình; những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng già, nguyên sơ, huyền bí, những bản làng, với nếp nhà sàn truyền thống độc đáo, ẩn mình giữa rừng xanh ngút ngàn, trong sương núi, mây trời. Ngoài ra huyện còn có các điểm rất có tiềm năng lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái, văn hoá và tâm linh như, thác Muốn, thác Dần Long, hồ Duồng Cốc, hang cá Văn Nho, Mái Đá điều, hang Tống Duy Tân…Bên cạnh đó, Bá Thước còn lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Thái, Mường.
Qua 95 năm thành lập và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Bá Thước luôn đoàn kết phát huy tinh thần yêu nước, tích cực lao động sản xuất, đống góp sức người sức của cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng quê hương, đất nước. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc Bá Thước có hàng ngàn người lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, trong đó 1.202 người hy sinh cho dân tộc, 460 thương bệnh binh, 4 Anh hùng Lực lượng vũ trang; 80 Mẹ Việt Nam Anh hùng và hơn 1000 người hưởng chính sách người có công. Đảng bộ và Nhân dân huyện Bá Thước được phong tặng Danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp"; được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba và Huân chương lao động hạng Nhì.

Bước vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, huyện Bá Thước đã phát huy nội lực, có nhiều chủ trương, biện pháp đồng bộ, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên và đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Qua đánh giá nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, huyện Bá Thước đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng; tổng giá trị sản xuất năm 2023 của huyện (theo giá 2010) ước đạt 3.641 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 3,85%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 30,94 triệu đồng, tăng 6,98 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm (theo tiêu chí mới) từ 29,45% năm 2021 xuống 23,99% năm 2022. Năng xuất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều tăng; toàn huyện đã tích tụ tập trung đất đai được 805 ha để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; duy trì ổn định các vùng nguyên liệu, mía, sắn, luồng và vùng cây ăn quả tập trung theo tiêu chuẩn VietGap. Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2023 ước đạt 92 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng so với năm 2020. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 đạt 70,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 5,12%/năm; huyện đã quy hoạch 04 cụm công nghiệp; có 217 doanh nghiệp.Các ngành dịch vụ, thương mại phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng và loại hình dịch vụ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2023 ước được 5.000 tỷ đồng".

Đặc biệt, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách cho vùng đồng bào dân tộc miền núi, cùng với sự quan tâm của đảng bộ, chính quyền và các đ/c lãnh đạo tỉnh, sự tạo điều kiện của các sở, ban ngành. Nhiều công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng là niềm mơ ước của nhân dân các dân tộc huyện nhà, như: Cầu Cành Nàng, cầu bến Kẹm, tuyến đường giao thông 15C, tuyến đường Ban Công đi Lũng Cao, Son-Bá-Mười, tuyến đường La Hán đi Lương Nội- Cẩm Quý (Cẩm Thủy) hệ thống giao thông được mở mang nâng cấp tới các xã vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện đi lại, thông thương hàng hoá và giao lưu cho nhân dân, đồng thời phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
Các công trình trường học, cơ sở khám chữa bệnh, trụ sở làm việc của các cơ quan, các xã được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang. 100% số xã có điện lưới Quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cũng như thúc đẩy phát triển sản xuất. Các hoạt động văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được nâng lên, toàn huyện có 45/73 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 61,6%; chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngày càng được nâng lên; toàn huyện có 19/21 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; các chính sách an sinh xã hội được thực hiên tốt; các giá trị truyền thống văn hóa được gìn giữ và phát huy. Quốc phòng - An ninh được củng cố và giữ vững; trật tự an toàn xã hội đảm bảo...Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, đến nay diện mạo nông thôn miền núi có sự chuyển biến rõ rệt. Toàn huyện có 3 xã và 80 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 3 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên. Nhân dân các dân tộc trong huyện vui mừng, phấn khởi với những đổi thay của quê hương, luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền huyện trong công cuộc đổi mới.




Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng được nâng lên. Công tác quản lý, điều hành của chính quyền được đổi mới. Hệ thống chính trị được củng cố xây dựng vững mạnh, khối đại đoàn kết trong Nhân dân được phát huy, Nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Tự hào về chăng đường 95 năm xây dựng và phát triển của huyện, cán bộ và Nhân dân các dân tộc Bá Thước tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp và tiềm năng nội lực, cùng nhau đoàn kết vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách có những bước đột phá mạnh mẽ hơn nữa, với khát vọng xây dựng Bá Thước mạnh về kinh tế, phát triển về văn hóa xã hội, vững về quốc phòng an ninh,....trở thành huyện khá khu vực miền núi của tỉnh, xứng đáng với truyền thống anh hùng của quê hương Bá Thước.

Chàng trai Lê Minh Cương và hành trình xây dựng Tương ớt sạch Spico
Trong thời đại hiện nay, khi tinh thần khởi nghiệp đang lan tỏa trong giới trẻ, nhiều thanh niên đã dám nghĩ dám làm, vươn lên từ hai bàn tay trắng để gây dựng sự nghiệp. Trong số đó, Lê Minh Cương - chàng thanh niên sinh năm 1992, ở phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa là một tấm gương điển hình với hành trình khởi nghiệp đầy thử thách nhưng cũng tràn đầy khát vọng để xây dựng nên thương hiệu Tương ớt sạch Spico.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước
Thực hiện chủ trương xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường, xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và đạt được nhiểu kết quả quan trọng trong quá trình thực hiện và giải quyết công việc chuyên môn tại đơn vị.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 02/04/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Hàm Rồng – ký ức bi tráng
Hàm Rồng - địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đi qua Hàm Rồng có thể nhìn thấy con đê bên bờ Nam, chạy từ đầu cầu xuống đến làng Nam Ngạn. Đây là một đoạn đê xung yếu của dòng sông Mã. Trong những trận chiến khốc liệt, đoạn đê này đã chịu không biết bao nhiêu trận bom đạn của giặc Mỹ dội xuống. Ngày 14/6/1972, trong lúc 2.000 giáo sinh trường Sư phạm 7+3, y sinh trường Y và giáo viên của thị xã Thanh Hóa đang đắp đê, máy bay Mỹ đã trút bom xuống đoạn đê này làm 64 thầy cô giáo và học sinh của 2 trường hy sinh và gần 200 người bị thương. Sự hy sinh của các anh, các chị ở tuổi đôi mươi đã góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, đê sông Mã làm nên chiến thắng Hàm Rồng oanh liệt.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 26/03/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Đông Yên xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao
Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2016, xã Đông Yên, thành phố Thanh Hóa tiếp tục nâng cấp các tiêu chí làm bước đệm để thực hiện xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu. Với sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân, xã Đông Yên đã khoác lên mình diện mạo mới, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp và chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây không ngừng được cải thiện.

Hiệu quả từ Camera với an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", những năm qua, thành phố Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sáng tạo, trong đó có mô hình "Camera với an ninh - trật tự" được xem là "tai mắt", "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Công an trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 19/03/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Đảng bộ xã Đông Quang, dấu ấn một nhiệm kỳ trên chặng đường đổi mới
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ xã Đông Quang đã phát huy truyền thống đoàn kết, từng bước vượt qua những khó khăn thách thức, tranh thủ mọi nguồn lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX đề ra, góp phần làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương Đông Quang.

Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng tiến tới kỷ niệm ngày Hàm Rồng chiến thắng
Tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng 3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã tập trung chỉnh trang, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường Hàm Rồng và vùng lân cận nhằm mang lại một diện mạo mới cho một địa danh lịch sử mang tên "Hàm Rồng anh hùng".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.