ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bác sĩ chỉ cách hạ sốt an toàn cho trẻ sốt xuất huyết

Dùng thuốc hạ sốt sai có thể khiến trẻ sốt xuất huyết nguy kịch. Ngay cả loại thuốc phù hợp, nếu uống sai cách cũng gây hại cho gan của bệnh nhi.

29/05/2022 16:18

Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, trẻ dưới 6 tuổi nếu sốt cao không hạ liên tục rất dễ bị co giật. Do đó, hạ sốt là mối quan tâm đầu tiên của phụ huynh khi con mắc sốt xuất huyết hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. 

Với sốt xuất huyết, loại thuốc an toàn để hạ sốt cho trẻ là paracetamol. Thuốc có thể ở dạng viên, gói, siro hoặc dạng đặt hậu môn nhưng liều dùng phải dựa trên cân nặng. Liều thông tường là 10-15mg/kg cân nặng/lần, lặp lại sau 4-6 giờ.

Bác sĩ Minh Tuấn lưu ý, thuốc chỉ nên sử dụng khi trẻ sốt từ 39 độ C trở lên, không dùng thường quy hay quá sớm, quá nhiều. Lý do vì virus dengue (gây bệnh sốt xuất huyết) có thể ảnh hưởng chức năng gan, bệnh dễ biến chứng suy gan. Nếu sử dụng paracetamol “dễ dãi”, gan của trẻ sẽ càng dễ bị tổn thương hơn.

Bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa, rất nhiều ca nặng.
Bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa, rất nhiều ca nặng.

Tuy nhiên, nếu trẻ có tiền sử dị ứng với paracetamol, hạ sốt bằng thuốc khác có hiệu quả không? Một số thuốc như aspirin, ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhưng bác sĩ cảnh báo, tuyệt đối không sử dụng cho trẻ mắc sốt xuất huyết.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn lý giải, trẻ sốt xuất huyết dễ bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, ra máu âm đạo… do tăng tính thấm thành mạch, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu.

Thuốc aspirin, ibuprofen ngoài tác dụng hạ sốt còn ức chế chức năng tiểu cầu, giảm độ tập trung tiểu cầu, làm cho tiểu cầu không còn khả năng cầm máu. Bệnh nhân sốt xuất huyết uống hai thuốc trên sẽ có nguy cơ cơ xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng. 

Phương án an toàn nhất lúc này là lau mát cho trẻ. Phụ huynh dùng khăn bông nhỏ nhúng nước ấm vừa phải, vắt khô và đắp trên những vùng mạch máu lớn đi qua như hai bên cổ, hai bên nách, hai bên háng của trẻ. Lau mát trên trán, lau ngực và nới rộng quần áo và nên cho trẻ uống thêm nhiều nước. 

Thông thường, khoảng 1 giờ sau khi lau mát, nhiệt độ của trẻ sẽ giảm từ 39 độ C xuống dưới 38,5 độ C. Việc lau mát có thể lặp lại sau đó nhiều lần. 

"Đây là biện pháp rất hiệu quả và an toàn", bác sĩ Tuấn khẳng định. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại khi còn tồn tại quan niệm sai lầm như cạo gió, cắt lể để giải cảm, hạ sốt, chữa đau nhức mình trong dân gian. 

Vị trí cạo gió da sẽ bị trầy, đỏ bầm hoặc rỉ máu. Các vết cắt lể chảy máu có thể không cầm được vì đặc điểm của bệnh là xuất huyết. Từ đây, vi trùng xâm nhập bên ngoài vào gây nhiễm trùng máu, diễn tiến sốc nhiễm trùng. Trẻ sẽ nguy kịch vì bệnh cảnh rất nặng. 

"Tuyệt đối không cạo gió, cắt lể khi trẻ sốt xuất huyết", bác sĩ nói.

Hạ sốt đúng cách cho trẻ rất quan trọng.
Hạ sốt đúng cách cho trẻ rất quan trọng.

Để chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà, bác sĩ khuyên trẻ cần bù nhiều nước, ăn đồ ăn mềm, loãng dễ tiêu như cháo, súp, nước trái cây nhưng tránh các món màu nâu đỏ để phát hiện nếu xuất huyết tiêu hóa. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng cô đặc máu do thất thoát huyết tương.

Ông nhấn mạnh, phụ huynh cần theo dõi kỹ thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, trẻ có thể giảm sốt nhưng dễ trở nặng nhất. Nếu lúc này, trẻ chảy máu mũi, chảy máu răng, lừ đừ, đau bụng, nôn ói, đi ngoài phân đen, mệt mỏi… cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để tránh vào sốc. Đây là khác biệt của sốt xuất huyết so với các bệnh siêu vi hay nhiễm trùng khác: giảm sốt nhưng vẫn nguy kịch.

Cũng tại bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, các bác sĩ vừa cứu sống 2 trẻ dưới 1 tuổi sốc sốt xuất huyết nặng. Hai trẻ đều bị sốt cao 3 ngày, đến ngày thứ 4 giảm sốt nhưng lừ đừ, bú kém, tay chân lạnh, môi tái nên gia đình đưa đi khám.

Các bé được chuyển cấp cứu trong tình trạng trụy tim mạch, huyết áp không đo được, gan to, chấm xuất huyết rải rác kèm máu cô đặc. Ngoài ra, trẻ còn bị suy hô hấp nặng do phù mô kẽ và tràn dịch màng phổi, màng bụng lượng nhiều được hỗ trợ bằng thông khí áp lực dương liên tục qua mũi.

Sau nhiều ngày nỗ lực điều trị, trẻ mới qua giai đoạn nguy kịch và phục hồi, xuất viện sau đó. 

Theo Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đoàn cán bộ Y tế Lào học tập kinh nghiệm về công nhận loại trừ và phòng ngừa sốt rét quay trở lại tại Thanh Hóa

Đoàn cán bộ Y tế Lào học tập kinh nghiệm về công nhận loại trừ và phòng ngừa sốt rét quay trở lại tại Thanh Hóa

20:38 , 26/06/2024

Trong 2 ngày 25 và 26/6, Đoàn cán bộ của Cục kiểm soát bệnh tật, Bộ y tế Lào đã có buổi làm việc, học tập kinh nghiệm về loại trừ và phòng ngừa sốt rét quay trở lại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa. Tham dự buổi làm việc có đại diện Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.

Dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản

Dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản

08:05 , 26/06/2024

Tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là thời gian cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ, do tỉ lệ tử vong cao và những di chứng nặng nề mà bệnh viêm não Nhật Bản để lại. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản.

Việt Nam tiếp nhận hơn 21,3 triệu đơn vị máu trong 30 năm

Việt Nam tiếp nhận hơn 21,3 triệu đơn vị máu trong 30 năm

07:00 , 26/06/2024

Tại Việt Nam, sau 30 năm chính thức phát động phong trào hiến máu, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận trên 21,3 triệu đơn vị máu.

Phấn đấu tiếp nhận trên 1.500 đơn vị máu tại Hành trình đỏ năm 2024

Phấn đấu tiếp nhận trên 1.500 đơn vị máu tại Hành trình đỏ năm 2024

18:05 , 23/06/2024

Dự kiến vào ngày 19/7 tới đây tỉnh Thanh Hoá sẽ tổ chức chương trình Hành trình đỏ năm 2024. Chương trình đặt mục tiêu sẽ tiếp nhận trên 1.500 đơn vị máu an toàn.

Tăng cường quản lý đối với hoạt động của các cơ sở y, dược tư nhân

Tăng cường quản lý đối với hoạt động của các cơ sở y, dược tư nhân

09:30 , 23/06/2024

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn giao triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2023.

Chủ động phòng bệnh viêm màng não mô cầu

Chủ động phòng bệnh viêm màng não mô cầu

16:50 , 22/06/2024

Từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã ghi nhận các ca mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Theo các chuyên gia y tế, bệnh tuy tỉ lệ mắc ít nhưng có mức độ nguy hiểm cao vì có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ đồng hồ. Tại Thanh Hoá, chưa ghi nhận các ca bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng nhiều người dân đã chủ động các biện pháp phòng ngừa.

Mỗi năm Việt Nam chỉ có 6% người chết não hiến tặng mô, tạng

Mỗi năm Việt Nam chỉ có 6% người chết não hiến tặng mô, tạng

09:38 , 22/06/2024

Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước có 10 ca chết não hiến tạng. Dù số ca chết não hiến tạng đã tăng lên nhưng tình trạng thiếu tạng ở Việt Nam đang ở mức rất trầm trọng. Hàng nghìn người vẫn đang chờ để được ghép mô, tạng, giác mạc...

Hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi

Hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi

09:33 , 22/06/2024

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn công tác khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi. Theo đó, việc khám sức khỏe định kỳ người cao tuổi được thực hiện ít nhất một lần một năm.

Bộ Y tế chấn chỉnh các cơ sở giám định pháp y tâm thần

Bộ Y tế chấn chỉnh các cơ sở giám định pháp y tâm thần

09:29 , 22/06/2024

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường quản lý, chỉ đạo trong lĩnh vực giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng mạnh

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng mạnh

16:14 , 21/06/2024

Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ cuối tháng 5, sau khi học sinh nghỉ hè.