Bác sĩ chỉ cách xử lý nếu bị ngộ độc thủy ngân trong môi trường tự nhiên
Trước thông tin cháy kho xưởng của Công ty Cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông, nhiều người dân lo sợ thủy ngân phóng thích ra môi trường gây nguy hiểm. Vậy nếu bị ngộ độc thủy ngân sẽ xử lý cách nào?
Nguồn lây nhiễm thủy ngân
Thủy ngân là kim loại xuất hiện tự nhiên trong môi trường do hoạt động của núi lửa, thời tiết, nhất là do con người. Các nhà máy sử dụng than đá, khai thác kim loại, vàng… là nguồn chính phóng thích thủy ngân vào môi trường. Thủy ngân tồn tại dưới nhiều dạng, thủy ngân nguyên tố (hay kim loại) và vô cơ là nguồn gây nhiễm qua tiếp xúc nghề nghiệp; thủy ngân hữu cơ (methylmercury) có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Những dạng thủy ngân khác nhau sẽ có mức độ gây độc khác nhau đối với cơ thể.
Lưu ý, ethylmercury cũng là dạng thủy ngân nhưng không gây độc và được dùng với lượng rất nhỏ làm chất bảo quản trong vài loại vaccine và dược phẩm. Còn dạng thủy ngân phenyl (phenylmercury) thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenylmercury xâm nhập vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa.
Hiện nay, thủy ngân còn được dùng trong chế tạo bóng đèn, bình thủy, một số loại nhiệt kế, pin… Việc tiếp xúc với thủy ngân diễn ra phổ biến nhất qua đường thức ăn khi tiêu thụ hải sản hoặc thực vật nhiễm độc thủy ngân.

Nhấn để phóng to ảnh
Hiện trường vụ cháy Công ty Rạng đông.
Độc tính của thủy ngân
Thật ra mọi người đều có tiếp xúc và tiêu thụ thủy ngân do nó xuất hiện tự nhiên trong môi trường, tuy nhiên thủy ngân sẽ gây hại nếu tiếp xúc kéo dài hoặc hấp thu lượng lớn. Thủy ngân có nhiều độc tính trên hệ thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch, phổi, da… Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô, bao gồm bộ não.
Nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là thai nhi khi người mẹ tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân sẽ gây tổn thương hệ thần kinh của thai nhi, làm trẻ chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ… Nó cũng truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. Đối tượng thứ 2 là những người thợ trong các nhà máy than đá, khai thác kim loại, hoặc do ăn nhiều các loại cá, hàu có chứa nhiều thủy ngân. Dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm (paresthesia).
Chứng bệnh Minamata là một dạng ngộ độc thủy ngân liên quan đến việc nhà máy đổ nhiều chất thải có chứa thủy ngân vào vịnh Minamata (Nhật Bản) và gây nhiễm thủy ngân cho lượng lớn cá và hàu tại đây. Chính người dân đã vô tình ăn phải các loại hải sản này. Ước tính có khoảng 50.000 người bị ảnh hưởng với các di chứng hệ thần kinh như: liệt, lú lẫn, rối loạn thăng bằng…
Triệu chứng khi bị ngộ độc thủy ngân
Việc tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi. Các triệu chứng này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3. Tùy thuộc dạng thủy ngân (Hg) gây ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện lâm sàng ngộ độc khác nhau. Hít Hg nguyên tố và nuốt Hg vô cơ gây ngộ độc cấp, trong khi tiếp xúc với dạng hữu cơ như ăn phải cá chứa Hg thường gây ngộ độc mạn.

Nhấn để phóng to ảnh
Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Ảnh minh họa.
Hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn như phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong. Ngộ độc mạn do hít thủy ngân gây tam chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, buồn bã.
Nuốt phải thủy ngân vô cơ (điển hình là pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày là hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong. Ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mạn, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.
Biểu hiện thần kinh là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi.
Điều trị ngộ độc thủy ngân thế nào?
Điều trị ban đầu ngộ độc Hg tương tự những ngộ độc khác, phải nhanh chóng đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn. Loại thải chất độc ở da bằng cách cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn, rửa da, mắt nếu bị nhiễm. Ngộ độc do nuốt không gây nôn và cũng không rửa dạ dày, do nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt tính do không có tác dụng hấp thụ kim loại. Trường hợp ngộ độc Hg vô cơ cần được truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch.
Nếu tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều, nên đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp. Khi có triệu chứng toàn thân là chỉ điểm có sự chuyển đổi Hg hữu cơ thành vô cơ trong cơ thể, phải được dùng thuốc giải độc đặc hiệu ngay. Phòng ngừa tốt nhất là giảm thiểu hoặc loại bỏ các sản phẩm có sử dụng thủy ngân như bóng đèn, pin, nhiệt kế. Sử dụng năng lượng sạch như gió, mặt trời thay thế cho than đá. Kiểm soát an toàn thực phẩm.
Theo BS. Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức/ Sức khỏe & Đời sống
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bản tin Sức khỏe 17/7/2025
Bản tin Sức khỏe 17/7/2025 có những nội dung chính sau: - Những trường hợp vận chuyển người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả - Bộ Y tế yêu cầu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt - Thoát vị đĩa đệm và những điều cần lưu ý

Tăng cường công tác quản lý chất lượng bảo đảm an toàn người bệnh
Trong thời gian gần đây tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn xảy ra các sự cố y khoa gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh của người thầy thuốc. Để giảm thiểu sự cố y khoa, nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh, Sở Y tế Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

Quảng Yên triển khai thu mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính
Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh vừa phối hợp với Công an xã Quảng Yên và Công ty Genstory - đơn vị xét nghiệm trực tiếp, triển khai Chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn.

Sở Công thương Thanh Hoá tổ chức hiến máu nhân đạo
Sáng ngày 16/7, Sở Công thương Thanh Hoá phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo hưởng ứng “Hành trình đỏ giọt hồng xứ Thanh” năm 2025.

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.