ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bác sĩ "viết" giấc mơ đại học ở tuổi 64: Với tôi, sự học chưa bao giờ muộn!

Với tâm niệm "Học tập là việc suốt đời", ông Lê Nhân Tuấn đã quyết tâm theo đuổi hành trình tri thức khi trở thành sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh ở độ tuổi 64.

08/12/2021 08:32

Sinh viên... từng nhiều năm giảng dạy tại đại học lớn

Sinh năm 1957, ông Lê Nhân Tuấn (quê gốc Hà Tĩnh) là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, hệ đào tạo trực tuyến của Trường Đại học Mở Hà Nội. Lớp học với các sinh viên gồm nhiều lứa tuổi nhưng đa phần là những người trẻ, duy chỉ có ông là đặc biệt nhất khi kiên trì theo đuổi sự học ở tuổi 64.

 

Bác sĩ viết giấc mơ đại học ở tuổi 64: Với tôi, sự học chưa bao giờ muộn! - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bác sĩ, giảng viên Lê Nhân Tuấn tiếp tục theo đuổi giấc mơ đại học ở tuổi 64. (Ảnh: NVCC)

Trước khi trở thành sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội vào tháng 9/2020, ông Lê Nhân Tuấn là một bác sĩ, giảng viên với nhiều thành tựu nổi bật.

Năm 1975-1981, ông theo học chương trình đào tạo bác sĩ quân y, tại Học viện Quân y (Hà Nội), sau đó tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Từ năm 1982-1997, ông trở thành giảng viên chính thức của Học viện Quân y, đồng thời là bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 103. Những năm tháng sau đó, ông Tuấn chuyển đến công tác tại Sở Y tế Hà Nội, tiếp tục con đường giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Y tế Công cộng.

Năm 2017, bác sĩ Lê Nhân Tuấn nghỉ hưu. Khoảng thời gian sau đó, ông chuyển sang giữ vị trí trưởng Bộ môn Nội, tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP.HCM).

Chia sẻ về việc trở thành sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh ở tuổi 64, ông Tuấn cho biết, việc học tập, sử dụng thành thạo một ngoại ngữ mới chính là ước mơ ông ấp ủ từ những ngày trẻ.

"Bản thân tôi vốn là người thích học tiếng Anh. Đặc biệt, khi trưởng thành, trong quá trình làm việc, được đi "năm châu bốn biển", tôi càng yêu thứ ngôn ngữ này hơn bao giờ hết. Trong tôi luôn thường trực mong mỏi được học tiếng Anh một cách hoàn chỉnh, tử tế. Do đó, năm ngoái, tôi đã quyết định học đại học chuyên ngành này.

Trang bị cho bản thân một ngoại ngữ mới giống như việc tự tặng cho mình cơ hội được học tập, nâng cao khi tôi có thể đọc những cuốn sách chuyên môn, đồng thời xem các chương trình hay theo dõi các tờ báo nước ngoài" - sinh viên 64 tuổi bộc bạch.

Quyết định học thêm một bằng đại học ở độ tuổi "xế chiều" của bác sĩ Lê Nhân Tuấn nhận được sự ủng hộ của gia đình và bạn bè.

"Tôi có hai người con. Khi biết tôi đăng ký học đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, các con rất ủng hộ và liên tục động viên: "Nếu cảm thấy thích, bố hãy cứ tiếp tục đi học, bởi điều đó là rất tốt".

Về phía sinh viên, khi biết tôi tiếp tục theo đuổi tấm bằng Ngôn ngữ Anh tại Đại học Mở Hà Nội, các em tỏ ra vô cùng thích thú, ngưỡng mộ, và bày tỏ tôi chính là tấm gương để các bạn ấy nỗ lực noi theo. Một vài người bạn cùng tuổi với tôi, cũng ủng hộ tôi với thái độ tương tự" - ông Tuấn bày tỏ.

Tuy nhiên, việc lựa chọn học ngoại ngữ ở tuổi "xế chiều" cũng khiến vị bác sĩ, giảng viên này gặp không ít khó khăn. Theo ông Tuấn, trở ngại lớn nhất chính là kỹ năng sử dụng công nghệ hạn chế so với lớp trẻ do ông đã có tuổi, cùng với đó là trí nhớ không còn được như xưa, đôi mắt cũng đã kém nên khó ngồi lâu trước máy tính. "Nhiều lúc, tôi muốn dừng lại bởi quá khó khăn khiến tôi nản chí".

Song, với sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình từ người thân, đặc biệt là các thành viên trong lớp đại học, ông Tuấn đã vượt qua rào cản về tuổi tác; thành thạo hơn trong kỹ năng sử dụng công nghệ, tin học; việc học từ đó cũng trở nên thuận lợi hơn.

Ông Lê Nhân Tuấn cho biết, trước kia, những ngày tháng còn trẻ, ông luôn hừng hực khí thế, quyết tâm đạt được kết quả học tập cao nhất. Nhưng hiện tại, ở tuổi 64, khả năng ghi nhớ, tiếp thu giảm sút, mục tiêu học tập lớn nhất của ông chính là "năng nhặt, chặt bị", quyết tâm theo đuổi con đường học vấn tới cùng.

"Hiện tại, tôi quan niệm học để lấy kiến thức. Do đó, thay vì chạy theo thành tích, tôi cố gắng hướng tới học thật, thi thật. Trải qua 3 học kỳ, tôi chưa phải thi lại môn nào. Tuy nhiên đây cũng chỉ là khởi đầu. Tôi đã xác định, trong tương lai, nếu có thi trượt hay chưa đạt môn nào, vẫn phải cố gắng hoàn thành cho bằng được thì thôi!".

Luôn tâm niệm "Học tập là suốt đời"

Ở tuổi 64, khi hầu hết mọi người lựa chọn cuộc sống an yên, nghỉ ngơi sau những tháng năm lao động thì ông Lê Nhân Tuấn vẫn miệt mài theo đuổi ước mơ và nỗ lực cống hiến.

Thời gian vừa qua, bên cạnh việc học tập trực tuyến tại Trường Đại học Mở Hà Nội, khi dịch Covid-19 bùng phát, thầy thuốc ưu tú Lê Nhân Tuấn còn tham gia hệ thống tư vấn và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân F0 tại TP.HCM và một vài tỉnh thành trên cả nước. Cùng với đó, ông còn tham gia chương trình tư vấn về tiêm chủng vaccine Covid-19 cho doanh nghiệp.

"Trải qua 2 năm "sống chung" với đại dịch Covid-19 với vô vàn biến cố, điều mà tôi mong mỏi nhất ở thời điểm hiện tại chính là sự bền vững, ổn định, đặc biệt trong vấn đề sức khỏe.

Còn trong công tác giảng dạy, tôi hy vọng, bằng những kỹ năng sau nhiều năm gắn bó với sự nghiệp thầy thuốc, tôi có thể truyền tải kiến thức, sự nhiệt huyết, tình yêu công việc một cách trọn vẹn nhất đến với thế hệ sinh viên ngành y của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, để các em có thể trở thành những bác sĩ y đức, tận tụy trong tương lai" - ông Tuấn bày tỏ.

 

Bác sĩ viết giấc mơ đại học ở tuổi 64: Với tôi, sự học chưa bao giờ muộn! - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Lê Nhân Tuấn luôn tâm niệm, học tập là việc suốt đời. (Ảnh: NVCC)

Luôn tâm niệm "Học tập là suốt đời", do đó, với ông Lê Nhân Tuấn, học tập không bao giờ là muộn; đây còn là nhu cầu đi suốt cuộc đời của mỗi người, không giới hạn về tuổi tác, địa vị xã hội hay giới tính.

"Học tập không chỉ để phát triển đầu óc mà còn để tiến thân, đặc biệt với các bạn trẻ. Bây giờ, các bạn có rất nhiều cơ hội để chuyển đổi công việc và vị trí, từ đó sẽ có được mức thu nhập tốt hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với sự đòi hỏi cao hơn về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.

Trường đại học chỉ dạy ta một lượng kiến thức nhất định. Còn kinh nghiệm hay kiến thức phục vụ cho công việc thì đòi hỏi chúng ta phải chủ động. Hiện nay, công nghệ phát triển, người trẻ có rất nhiều cơ hội để tiếp cận tri thức. Và học tập từ xa chính là một trong những giải pháp hữu hiệu. Tôi mong rằng các bạn trẻ ở Việt Nam hãy tận dụng lợi thế của chương trình này để học tập và không ngừng trau dồi bản thân. Học tập là việc của suốt đời. Khi ta thực hiện được điều này, không chỉ giúp ích cho cá nhân mà còn nâng cao sự phát triển cho toàn xã hội" - ông Tuấn nhắn nhủ.

Kiều Phương/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

07:31 , 25/04/2024

Với học sinh THPT, việc chọn nghề luôn là câu hỏi được quan tâm, với rất nhiều trăn trở. Các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến sự phát triển bản thân sau này. Để giúp cho học sinh THPT nhận thức đúng đắn, sớm về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đang tăng cường, đa dạng và linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh.

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

18:07 , 24/04/2024

Sáng 24/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Trường trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho các em học sinh, học viên của trường.

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

17:32 , 24/04/2024

Ngày 24/4, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

23:12 , 22/04/2024

Sáng ngày 22/4, Tổ chức Giáo dục và Nhân lực AVT (Hà Nội) phối hợp với Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn tổ chức trao học bổng toàn phần du học nghề Đức trị giá 245 triệu đồng cho em Vũ Văn Hưng, học sinh lớp 12A7 của nhà trường.

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

18:00 , 22/04/2024

Sáng 22/4, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường vụ huyện Đoàn và Ban Giám hiệu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức Chương trình tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh cho đoàn viên thanh niên, học sinh năm 2024.

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.