ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bài phát biểu có thể châm ngòi căng thẳng Đài Loan của ông Tập Cận Bình

Giới phân tích nhận định mọi nỗ lực kiến tạo hòa bình xuyên eo biển Đài Loan dường như đang lâm vào bế tắc và có thể dẫn tới nguy cơ xung đột cận kề hơn sau bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây.

17/01/2019 10:11
Bài phát biểu có thể châm ngòi căng thẳng Đài Loan của ông Tập Cận Bình - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) dự sự kiện kỷ niệm 40 năm công bố "Thư gửi đồng bào tại Đài Loan" tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 2/1. (Ảnh: Reuters)

"Thư gửi đồng bào ở Đài Loan" do Bắc Kinh công bố ngày 1/1/1979 được cho là đã mở ra một kỷ nguyên mới giữa hai bờ eo biển Đài Loan sau nhiều thập niên căng thẳng. Bức thư này không chỉ thông báo việc chấm dứt các đợt pháo kích thường xuyên của Bắc Kinh nhằm vào Đài Loan, mà còn đánh dấu sự thay đổi trong cách tiếp cận cơ bản đối với hòn đảo này, từ mục tiêu "giải phóng" (với nguy cơ sử dụng vũ lực) sang "thống nhất hòa bình".

Tuy vậy, bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/1 vừa qua trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày công bố "Thư gửi đồng bào ở Đài Loan" làm dấy lên lo ngại về nguy cơ mở ra cánh cửa xung đột giữa hai bờ eo biển.

Các bài báo trên khắp thế giới đều chạy những dòng tiêu đề "nóng" như "Liệu Trung Quốc có tuyên chiến với Đài Loan không?" hay "Quân đội Đài Loan đã thực sự sẵn sàng để đối đầu với Trung Quốc hay chưa?".

Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình dường như định nghĩa lại Đồng thuận 1992, một thỏa thuận không chính thức giữa các đại diện của Bắc Kinh và Đài Bắc cách đây 27 năm. Đồng thuận 1992 khẳng định chỉ có "một Trung Quốc", tuy nhiên mỗi bên lại có những cách giải nghĩa của riêng mình về điều gì cấu thành khái niệm "Trung Quốc" như vậy.

Ông Tập Cận Bình kêu gọi Đài Loan chấp nhận thực tế rằng, hòn đảo này "phải và sẽ được" thống nhất với đại lục theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ" do Bắc Kinh đưa ra. Trong khi đó, mô hình này hoàn toàn không được ủng hộ tại Đài Loan.

Bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thúc đẩy sự đoàn kết hiếm thấy giữa các đảng trong hệ thống chính trị tại Đài Loan. Không chỉ lãnh đạo đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, một đảng vốn ủng hộ Đài Loan độc lập, mà cả Quốc dân đảng, đảng đối lập thân Bắc Kinh, cùng 3 đảng đối lập khác đều phản đối đề xuất của ông Tập Cận Bình.

Cả ông Ngô Đôn Nghĩa và Mã Anh Cửu, lần lượt là đương kim và cựu chủ tịch Quốc dân đảng, đều lên tiếng phản bác bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Mã, người từng có cuộc gặp lịch sử với ông Tập hồi năm 2015, trả lời phỏng vấn qua đài phát thanh rằng không có chỗ cho mô hình "một quốc gia, hai chế độ" tại Đài Loan. Trong nhiệm kỳ lãnh đạo Đài Loan từ năm 2008-2016, ông Mã Anh Cửu đã thực thi chính sách "ba không" với Bắc Kinh, gồm không tái thống nhất, không độc lập và không chiến tranh.

Kết quả cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 27-28/12/2018 cho thấy 81,2% số người Đài Loan được hỏi cho biết họ không chấp nhận Đồng thuận 1992. Trước đó, một cuộc khảo sát khác được Đại học Chengchi công bố hồi tháng 8 cũng cho thấy phần lớn người dân Đài Loan muốn duy trì bản sắc riêng của họ và chỉ có 3% nói rằng họ muốn thống nhất với Trung Quốc đại lục ở thời điểm hiện tại.

Căng thẳng trở lại?

Bài phát biểu có thể châm ngòi căng thẳng Đài Loan của ông Tập Cận Bình - Ảnh 2.

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khách sạn Shangri La ở Singapore năm 2015. (Ảnh: Sputnik)

Đồng thuận 1992 đã xây dựng nền tảng chính trị cho các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Quốc dân đảng khi đồng thuận này được đưa ra trong giai đoạn Quốc dân đảng cầm quyền tại Đài Loan. Đồng thuận 1992 thừa nhận có bất đồng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, song vẫn nhất trí duy trì mối quan hệ mơ hồ nhằm cho phép hai bên tiếp tục đối thoại.

Tuy nhiên, khi ông Tập Cận Bình định nghĩa lại Đồng thuận 1992 trong bài phát biểu gần đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như đóng lại cánh cửa đàm phán với Quốc dân đảng nếu đảng này được bầu trở lại nắm quyền sau cuộc bầu cử tại Đài Loan vào năm 2020.

Theo nhà phân tích Cary Huang của báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã tìm cách thống nhất Đài Loan với đại lục, tuy nhiên chưa có ai nôn nóng như ông Tập Cận Bình. Ông Tập đã mô tả nỗ lực thống nhất Đài Loan là "yêu cầu không thể tránh khỏi" cho chương trình chính trị "chấn hưng dân tộc" đầy tham vọng của ông.

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố "vấn đề Đài Loan" không thể để lại cho thế hệ sau và kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng tham gia "những trận chiến" quyết liệt để bảo vệ "từng tấc đất" lãnh thổ.

Mặc dù Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã tăng cường các hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư, văn hóa và giao lưu nhân dân, song sự bất đồng về chủ quyền vẫn đe dọa trì hoãn vô thời hạn các cuộc đàm phán về vấn đề chính trị giữa hai bờ eo biển.

Cây bút Cary Huang cho rằng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình dường như cho thấy sự mất niềm tin của Bắc Kinh vào triển vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình với Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan cũng mất niềm tin vào Bắc Kinh và Quốc dân đảng từng tuyên bố việc thống nhất chỉ có thể diễn ra dưới hệ thống dân chủ cho cả hai bên.

Theo Cary Huang, với việc tuyên bố kịch bản thống nhất là không thể tránh khỏi và đe dọa sử dụng vũ lực đối với các phong trào "ly khai" hoặc can thiệp từ bên ngoài vào vấn đề Đài Loan, ông Tập Cận Bình có thể đã làm hồi sinh một cuộc xung đột nội bộ.

Thực tế cho thấy, 40 năm nỗ lực của Bắc Kinh và Đài Bắc không những không thu hẹp được khoảng cách chính trị tại khu vực eo biển dài 180km, mà còn nới rộng thêm hố sâu ngăn cách. Điều này khiến Đài Loan vẫn là một trong những điểm nóng xung đột nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Thành Đạt/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

23:06 , 01/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/4 đã ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước này và thay thế cho chính sách đã tồn tại hàng thập kỷ.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.