Bấm số lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý IV/2024
Sáng ngày 16/1, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức bấm số lựa chọn hóa đơn thuộc chương trình “Hóa đơn may mắn” quý IV năm 2024.
Tại chương trình, dưới sự chứng kiến của Hội đồng giám sát, Ban tổ chức đã bấm nút lựa chọn ngẫu nhiên trong số trên 300 nghìn hóa đơn đủ điều kiện quay thưởng. Đây là số hóa đơn đã lập trong quý IV/2024 của người nộp thuế, do Cục Thuế tỉnh quản lý trên hệ thống hóa đơn điện tử tập trung của ngành thuế. Kết quả, có 44 hóa đơn may mắn của các cá nhân, hộ kinh doanh trúng thưởng. Toàn bộ hóa đơn trúng thưởng là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, có đầy đủ thông tin định danh người mua và không bao gồm: Hóa đơn đã hủy, hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn thay thế, hóa đơn có thông tin mã số thuế người bán và người mua trùng nhau.
Tập trung chăm sóc mạ và lúa mới cấy
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến hết tháng 1/2025 thời tiết sẽ còn nhiều ngày giá đậm, rét hại. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và các địa phương trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn nông dân thực hiện hiệu quả các biện pháp chống rét cho cây trồng, nhất là mạ và lúa mới cấy.
Đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn thông suốt dịp Tết
Thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu giao dịch, thanh toán của người dân, doanh nghiệp có xu hướng tăng cao. Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt trong dịp cao điểm tết.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh thị trường xuất khẩu Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ, các sản phẩm từ gỗ ở tỉnh Thanh Hóa đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nhằm gia tăng hoạt động xuất khẩu trong năm 2025.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang dần phục hồi
Năm 2024, các doanh nghiệp đã tích cực tái cấu trúc và thích nghi với môi trường kinh doanh. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã dần phục hồi và quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt gần 428.000 tỷ đồng
Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 428.000 tỷ đồng, tăng trên 16% so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp đề xuất giữ cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Điều 35, Nghị định 08 về cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ, theo hướng xoá bỏ hoàn toàn. Trước những lo ngại sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử, các hiệp hội đã đề xuất giữ nguyên hiệu lực của cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ đã được hình thành 26 năm, cũng như làm minh bạch hơn những điều kiện để cơ chế được thực thi hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, tạo điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế.
Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Giảm thuế VAT kích cầu sản xuất, tiêu dùng
Ngành thuế Thanh Hóa đang thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ theo Nghị định số 180 của Chính phủ. Việc tiếp tục giảm thuế VAT được đưa ra đúng vào dịp cao điểm mua sắm Tết nên đã có tác động tích cực tới tâm lý người dân và các doanh nghiệp.
Thanh Hóa có 372 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.