Bạn cần nạp bao nhiêu vitamin mỗi ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ chất?
Tất cả chúng ta đều biết rằng trái cây và rau củ rất có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, chỉ một số ít người biết chính xác cơ thể cần ăn bao nhiêu để cơ thể có đủ các vitamin cần thiết.
Việc tìm ra loại vitamin và lượng thực phẩm cần ăn để có thể cung cấp đủ vitamin mỗi ngày là một việc vô cùng quan trọng. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho bài toán vitamin nan giải, hóc búa này.
Vitamin A
Vitamin A, hay còn được gọi là retinol, có khả năng làm chậm quá trình lão hoá, duy trì độ đàn hồi của da và chịu trách nhiệm về khả năng nhìn trong bóng tối của chúng ta.
Thiếu vitamin A biểu hiện ở việc móng tay giòn và tóc dễ bị gãy hoặc chẻ ngọn.
Số lượng vitamin A cần nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1 mg.
![]() |
Vitamin B2
Vitamin B2 làm cho làn da của chúng ta mịn màng và căng bóng, tóc khoẻ mạnh, mượt mà, óng ả hơn.
Việc thiếu loại vitamin này sẽ dẫn đến thiếu máu và suy yếu một số hệ thống miễn dịch, các vết nứt nẻ xung quanh miệng xuất hiện ngày một nhiều và ngày một đau đớn hơn.
Các chuyên gia khuyên bạn nên nạp tối thiểu 1,8 mg vitamin B2 mỗi ngày.
![]() |
Vitamin C
Vitamin C rất cần thiết, bởi nó có tác động lớn đến sức khoẻ của bộ xương và tính đàn hồi của da.
Thiếu vitamin C sẽ khiến răng của bạn bị rụng dần, rụng từng cái một: đầu tiên sẽ là chảy máu nướu răng và sau đó là rụng răng.
Số lượng vitamin C cần nạp vào mỗi ngày là 80 mg.
![]() |
Vitamin D
Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ xương của chúng ta, nó bình thường hoá công việc cuả tuyến giáp và tuyến tình dục. Vitamin D cũng cần thiết một số phần thuộc hệ thống tim mạch và toàn bộ hệ thần kinh.
Việc thiếu vitamin D có thể dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em.
Định mức dinh dưỡng hàng ngày là 2,5 mg vitamin D.
![]() |
Kali
Kali là trợ thủ đắc lực cho hệ thống tim mạch của bạn. Ngoài ra, kali cũng chịu trách nhiệm cho việc giữ đủ nước cho cơ thể.
Việc thiếu loại vitamin này dẫn đến bệnh tim mạch và sưng tấy bề mặt da.
Vậy nên hãy tiêu thụ ít nhất 2500 mg kali hàng ngày nhé!
![]() |
Canxi
Canxi là thành phần chính tạo nên xương và răng. Việc thiếu canxi dẫn đến gãy xương, vỡ men răng, thậm chí phá huỷ toàn bộ hàm răng của bạn. Chú ý rằng canxi không thể hấp thụ được nếu không có magie, vitamin D và protein.
Hãy nạp 1.250 mg canxi mỗi ngày để giảm khả năng gãy xương và vỡ răng.
![]() |
Sắt
Các phân tử sắt và protein tạo nên hê-mô-glo-bin. Nó chịu trách nhiệm trong quá trình chuyển hoá oxy vào máu.
Lượng sắt thấp trong cơ thể sẽ dẫn đến thiếu máu, nên hãy ăn khoảng 15 mg thực phẩm có chứa sắt hàng ngày để tránh tình trạng thiếu máu xảy ra với bạn.
![]() |
I-ốt
I-ốt vô cùng quan trọng cho cơ thể, bởi chúng ta cần nó để khiến cho tuyến giáp hoạt động bình thường. Hơn thế nữa, i-ốt hỗ trợ tất cả các hệ thống cơ thể khác trong việc làm tròn công việc của chúng.
15 mcg i-ốt mỗi ngày sẽ khiến bạn khoẻ lâu hơn.
![]() |
Hãy bổ sung vitamin ngay sau khi đọc bài báo này bằng cách uống hoặc ăn những thực phẩm lành mạnh nhé!
Hồ Tiên/Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Độ tuổi mắc sởi đã có thay đổi sau khi kết thúc chiến dịch tiêm vaccine
Theo Bộ Y tế, độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học
Mới đây, tại Trường Mầm non Định Tăng, huyện Yên Định, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Yên Định tổ chức diễn tập “Điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bếp ăn tập thể trong trường học”. Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng và tính chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống, xử lý ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ, giáo viên các nhà trường.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ, góp phần giữ gìn và phát huy nguồn lực cán bộ, đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác này, ngay khi được tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, đồng thời triển khai các giải pháp để tiếp tục từng bước nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

Bộ Y tế công bố 4 loại thuốc giả mạo trong 21 sản phẩm tân dược giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường. Trong số 21 sản phẩm bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ khi triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion.

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.