Bàn chân tiết lộ điều gì về sức khỏe?
Bàn chân là một “máy đo” đáng tin cậy cho sức khoẻ tổng thể. Từ đau bàn chân đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như tê bì, bàn chân thường biểu triệu chứng của bệnh trước những bộ phận khác của cơ thể.

Bàn chân "không lông" có thể là dấu hiệu tuần hoàn kém do hậu quả của bệnh mạch máu. Bạn có thể làm gì? Mặc dù lông có thể không bao giờ mọc lại (điều này không khủng khiếp lắm!), bạn sẽ muốn gặp bác sĩ về việc cải thiện tuần hoàn máu và kiểm tra sức khoẻ của mạch máu.
Vết loét dai dẳng ở bàn chân

Nếu có một vết thương trên bàn chân không lành, bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Đường huyết tăng cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ở bàn chân, và do đó bạn có thể không cảm thấy vết loét lòng bàn chân. Nếu không điều trị, điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là cắt cụt chi. Hãy kiểm tra giày để đảm bảo không có những chỗ thô ráp góp phần làm trầy xước da.
Bàn chân lạnh

Đối với phụ nữ, bàn chân lạnh có thể chỉ ra hoạt động kém của tuyến giáp, tuyến điều chỉnh thân nhiệt và sự trao đổi chất. Lưu thông máu không tốt là một nguyên nhân nữa ở cả nam và nữ. Giải pháp: Ngoài thuốc tuyến giáp, không có nhiều việc bạn có thể làm ngoài đi tất len dày và dép để giữ ấm.
Móng chân dày và màu vàng

Nếu một hoặc nhiều móng chân bắt đầu dày lên, thay đổi màu sắc, và bong khỏi da, có nghĩa là bạn đang bị một bệnh nấm dưới chân móng chân. Những người bị đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, và các thiếu hụt miễn dịch khác có thể dễ bị nhiễm nấm móng chân hơn những người khác. Giải pháp: Tìm bác sĩ để chăm sóc và điều trị.
Ngón chân cái sưng to

Nếu ngón chân cái đột nhiên sưng to, bạn có thể đang bị bệnh gút. Căn bệnh này thực ra là một dạng viêm khớp và do sự tích tụ một chất tự nhiên là axít uric. Tại sao lại là ngón chân cái? A xít uric thừa hình thành ở phần cơ thể có nhiệt độ thấp nhất, và đó chính là ngón chân cái.
Tê ở cả hai bàn chân

Có cảm giác "châm chích" dai dẳng ở bàn chân, hoặc thực sự mất cảm giác, có thể là một dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại vi. Bệnh thần kinh ngoại vi nghĩa là có tổn thương nào đó ở hệ thần kinh ngoại vi và có thể do nhiều nguyên nguyên, nhưng phổ biến nhất là đái tháo đường và nghiện rượu. Giải pháp: Hãy đi khám bác sĩ và giải thích các triệu chứng của bạn.
Móng chân lỗ rỗ

Một bệnh ngoài da là bệnh vẩy nến có thể biểu hiện ở móng chân. Có tới một nửa số người bị bệnh vẩy nến thấy móng chân (và móng tay) có nhiều lỗ nhỏ. Những người bị viêm khớp vẩy nến cũng có thể gặp vấn đề này. Giải pháp: Hiện tại có một số loại thuốc trên thị trường để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến.
Đau chói ở gót chân

Đau chói ở gót chân có thể là dấu hiệu của viêm cân bàn chân, dải mô liên kết chạy dọc theo lòng bàn chân bị viêm. Đau thường tập trung ở gót chân và tăng lên trong ngày. Giải pháp: Nếu bị đau dai dẳng, hãy đi khám bác sĩ và tránh giày cao gót.
Móng chân lõm hình thìa

Móng chân lõm hình thìa có thể là dấu hiệu thiếu máu. Thiếu máu thường biểu hiện ở các móng chân lõm hoặc có hình thìa ở phần giường móng, và phổ biến nhất ở các trường hợp vừa đến nặng. Để chắc chắn, bác sĩ có thể sẽ làm một số xét nghiệm máu.
Chuột rút

Chuột rút đột ngột, thỉnh thoảng mới xảy ra có lẽ chỉ là do mất nước hoặc tập luyện quá sức, nhưng nếu bị chuột rút mãn tính, có thể bạn đang bị thiếu canxi, kali hoặc magiê trong chế độ ăn. Nếu bị chuột rút thường xuyên, hãy thử kéo giãn bàn chân trước khi đi ngủ và ăn nhiều thực phẩm giàu canxi hơn.
Đau khớp

Các khớp ngón chân đau nhức có thể là dấu hiệu của một bệnh khớp thoái hóa làviêm khớp dạng thấp (RA). RA thường tấn công đầu tiên vào các khớp nhỏ, như khớp ở cổ tay và ngón chân, vì vậy hãy chú ý nếu bạn có cảm giác đau dai dẳng hoặc sưng tấy.
Không thể gấp chân

Không thể gấp bàn chân vào cổ chân được gọi là "bàn chân rủ". Đây có thể là kết quả của tổn thương dây thần kinh hoặc chấn thương ở cổ, lưng hoặc chân. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ, vì nó có thể đảo ngược hoặc vĩnh viễn, tùy vào nguyên nhân và cách điều trị.

Da khô
Da khô, bong vảy trên bàn chân có thể là một dấu hiệu của bệnh “bàn chân vận động viên” – hay bệnh nấm da chân. Bệnh thường xuất hiện giữa hai ngón chân đầu tiên và thường bắt đầu bằng da khô, ngứa và sau đó tiến triển thành viêm và mụn nước. Nếu nghi ngờ mình bị nấm da chân, hãy đảm bảo giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ và khô ráo.

Ngón chân đỏ hoặc xanh tím
Ngón chân có sự biến đổi màu sắc - từ trắng, sang xanh tím, đến đỏ - có thể đang trải qua một triệu chứng của bệnh Raynaud. Màu sắc xuất hiện khi mạch máu bị co thắt. Nếu thấy hiện tượng này, hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo rằng không có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Cẩm Tú/Dân trí
TheoHealth Central
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.