Ban hành quy chế quản lý hoạt động kinh doanh “homestay”
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành quy chế quản lý hoạt động kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) trên địa bàn tỉnh.

Quy chế còn quy định về tổ chức, quản lý, hoạt động kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) trên địa bàn tỉnh. Đối tượng áp dụng bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước, hộ kinh doanh homestay, các hoạt động liên quan, khách du lịch sử dụng dịch vụ homestay.
UBND tỉnh cũng giao Sở VH-TT&DL Quảng Nam chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh homestay theo quy định. Phối hợp với UBND cấp huyện triển khai, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh homestay thực hiện đúng quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan…
Theo thống kê của Sở VH-TT&DL Quảng Nam, tính đến năm 2016, trên địa bàn có 457 cơ sở lưu trú với 8.675 phòng, trong đó có 212 homestay nhà dân với 868 phòng; 95 biệt thự du lịch với 782 phòng.
TP Hội An là địa bàn phát triển khá mạnh mô hình kinh doanh cơ sở lưu trú biệt thự du lịch và homestay. Trong đó có 275 homestay đã có chủ trương được cấp phép, tương đương 1.219 phòng và đến thời điểm này đã có 192 cơ sở homestay với 780 phòng lưu trú đưa vào hoạt động.
Thời gian qua, với việc quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới cơ sở lưu trú trên địa bàn Hội An, đặc biệt là phát triển loại hình lưu trú trong dân đã tạo điều kiện cho nhân dân địa phương đầu tư, phát triển kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm lưu trú trên địa bàn.
Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng khá lớn và nhanh các cơ sở lưu trú trong thời gian gần đây, đặc biệt là sự gia tăng nhanh về số lượng homestay, một số cơ sở hoạt động không đúng định hướng ban đầu dẫn đến hoạt động không hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh và dần trở thành cơ sở dịch vụ với chức năng chủ yếu là phục vụ khách lưu trú, không khai thác được thế mạnh của văn hóa địa phương, không tạo được sản phẩm đặc trưng loại hình này.
Từ thực trạng trên, ngày 22/10/2015, UBND thành phố Hội An đã ban hành thông báo về việc ngừng tiếp nhận hồ sơ xin tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú theo mô hình homestay trên địa bàn (ngoại trừ xã Cẩm Kim, xã Tân Hiệp, phường Cẩm An có kế hoạch riêng) để đánh giá rút kinh nghiệm và chấn chỉnh lại những bất cập trong hoạt động homestay hiện nay...
Công Bính/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.